Việt Nam bác bỏ báo cáo 2023 của tổ chức Giám sát Nhân quyền HRW

2024.01.25
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong một họp báo
TTXVN

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ báo cáo thường niên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) về thành tích tồi tệ trong lĩnh vực này của Hà Nội.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam ngày 25/1 dẫn trả lời của bà Phạm Thu Hằng-phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội về câu hỏi mà báo giới đặt ra về báo cáo của HRW về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2023.

Bà Phạm Thu Hằng nói: “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho rằng HRW có ý đồ xấu khi đưa ra báo cáo như thế. Bà này lập luận rằng “những nỗ lực, quyết tâm, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của con người đã được thể hiện thông qua những phát triển kinh tế- xã hội trên thực tế, và được đông đảo nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao”.

Vào tối ngày 11/1 (giờ Hà Nội), HRW công bố báo cáo nhân quyền thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trong năm 2023.

Báo cáo nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục tồi tệ. Nguyên nhân của tình trạng đó không chỉ do Chính phủ Hà Nội gia tăng đàn áp, mà còn là hậu quả của chính sách “ngoại giao đổi chác”- tức các nước phát triển vì lợi ích chiến lược của họ mà bỏ qua tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều 25/1 tại Hà Nội, phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng khi được hỏi về thông tin có sự kỳ thị sắc tộc trong vụ tấn công ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 năm ngoái trả lời rằng “Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn việc cho rằng có kỳ thị sắc tộc. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng như nhau. Chính phủ Việt Nam luôn dành những ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân".

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

chau
25/01/2024 12:01

** Ủy ban Nhân quyền. Danh sách các vấn đề: Mông Cổ, Việt Nam. 4 tháng 3 – 28 tháng 3
UPR sẽ đánh giá mức độ các quốc gia tôn trọng nghĩa vụ nhân quyền của mình được quy định trong:
(1) Hiến chương Liên hợp quốc;
(2) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền;
(3) các văn kiện nhân quyền mà Nhà nước là thành viên (các hiệp ước nhân quyền được Nhà nước liên quan phê chuẩn);
(4) những lời cam kết và cam kết tự nguyện.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ tổ chức UPR lần thứ tư của Việt Nam vào năm 2024 tại Geneva. Thành tích nhân quyền của Việt Nam đã xấu đi đáng kể kể từ lần xuất hiện gần đây nhất tại UPR vào tháng 1 năm 2019.

Elaine Pearson, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Những vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy những lời hứa của chính phủ với Liên minh Châu Âu và các chính phủ khác về nhân quyền chẳng có giá trị gì”. “Việc chính phủ đàn áp một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị xứng đáng nhận được phản ứng cứng rắn hơn nhiều từ các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại, những người sẵn sàng tìm cách khác để thúc đẩy lợi ích chiến lược được coi là. Họ nên thừa nhận rằng việc thúc đẩy quyền ở Việt Nam là lợi ích chiến lược của họ.”
Việt Nam nên chấp nhận và thực hiện các khuyến nghị để giải quyết từng mối quan ngại này.
Trong cả các vụ án chính trị và phi chính trị, cảnh sát, công tố viên và tòa án đều vi phạm nguyên tắc cơ bản về suy đoán vô tội trong một phiên tòa công bằng trước tòa án độc lập.
Trong UPR 2019, Việt Nam cam kết “bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người ở Việt Nam” và “bảo vệ tôn giáo và các dân tộc thiểu số, đồng thời kiềm chế áp đặt các hạn chế pháp lý đối với họ”. Nhưng Việt Nam đã không thực hiện được một trong hai khuyến nghị đã được chấp nhận này.
Từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã quấy rối, đe dọa, ép tín đồ các nhóm tôn giáo độc lập – đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên xa xôi, ép từ bỏ đức tin, tố cáo công khai, bắt nạt, thẩm vấn, hành hung và bắt, giam, truy tố tùy tiện.
Việt Nam đã mở rộng đàn áp để bao gồm các nhà hoạt động chính thống hoạt động về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Nhà chức trách đã sử dụng cáo buộc trốn thuế giả để truy tố các nhà vận động môi trường như luật sư Đặng Đình Bách, người đang thụ án 5 năm tù. Ngày 28/9/2023, tòa án đã kết tội và tuyên phạt nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng ba năm tù giam và phạt số tiền lớn. Vào ngày 15 tháng 9, chỉ năm ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Hà Nội, công an đã bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc một cơ quan nghiên cứu chuyên về các vấn đề chuyển đổi năng lượng, và buộc tội bà với cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu” từ một công ty khác theo điều 342 của bộ luật hình sự. Hai người khác cũng bị bắt và bị buộc tội với cùng nghi ngờ. Công ty mà họ bị cáo buộc chiếm đoạt tài liệu nội bộ là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Nhà nước Việt Nam.
Trong chu kỳ UPR thứ ba của Việt Nam vào năm 2019, chính phủ đã bác bỏ mọi khuyến nghị sửa đổi các điều 109, 117 và 331 vi phạm quyền về “an ninh quốc gia” trong bộ luật hình sự. Từ năm 2019 đến năm 2023, chính quyền đã truy tố ít nhất 139 người theo những quy định pháp luật hà khắc này, chỉ vì lên tiếng chống lại sự bất công, chỉ trích chính phủ hoặc ủng hộ các nhà hoạt động đồng bào. Trong số những người bị giam giữ theo các điều khoản pháp lý này có các nhà hoạt động tự do ngôn luận nổi tiếng, bao gồm Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thanh, Phạm Văn Điệp và Nguyễn Lân Thắng.

hotapchuong
26/01/2024 20:43

Nhà cầm quyền Việt Nam không nên chỉ có những tuyên bố suông về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như đã từng làm trong nhiều năm qua mà trước mắt vẫn nên khuyến khích ngư dân bám biển, bám vùng quần đảo Hoàng Sa như một hình thức khẳng định chủ quyền nhưng phải được sự hỗ trợ, sự bảo vệ của lực lượng Hải Quân, phải bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho ngư dân nếu bị các “tàu lạ” gây ra. Phải cho Trung Cộng hiểu lập trường “bốn không” của Việt Nam sẽ không còn giá trị nếu Trung Cộng tiếp tục có cách ứng xử côn đồ, ỷ mạnh hiếp yếu, bắt nạt các nước nhỏ trong khu vực. “Cây Tre” rất dễ bị con Gấu Trúc gặm nhấm. Hoa Kỳ cũng không mặn mà với cây tre cứ lắc lư, nghiêng ngả, nay phương này mai phương khác và quan trọng nhất, nếu chúng ta không làm tất cả mọi cách để tự cứu mình thì sẽ chẳng có ai cứu mình cả.
Hãy tự cứu mình trước khi nhờ người khác cứu.(NHẤT HÙNG)

Tiêu Cà Mau
01/02/2024 15:47

Bà Phạm Thu Hằng nói: “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”

Cho thấy mức độ bịa đặt trơ trẽn cuả bà phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng tự biên tự diễn rồi tự sướng, tự mình tát vào mặt cuả mình, xin dẫn chứng chính quyền cuả bà Phạm Thu Hằng có nào là Tổng bí thư người miền Bắc có lý luận, đỉnh cao trí tuệ, có anh hùng lấp lỗ châu mai, có anh hùng đưa lưng cho Trung Quốc lập bắn như ở Gạc Ma, có anh hùng tay không quật ngã trực thăng UH1, còn có phi công đậu trên mây để phục kích, có tàu ngầm tàu lặng Kilo để trồng hành, mà ngay cả 1 triệu quân VNCH và 500 ngàn quân đồng minh cuả Mỹ cũng không đánh lại Đảng ta thử hởi đối với một người tay không tấc sắt thì làm sao "nhầm âm mưu lật đổ được chính quyền cuả ta" cho thấy cái lưỡi bà Phạm Thu Hằng dài hơn cách tay nên bịa là vô đối, trong khi người Thượng không hề nghe thấy có tình trạng "khủng bố" đùng một cái Tổng bí thư đường phố cuả ta tóm cổ được 100 người thì có 98 người là "khủng bố" cho thấy Tổng bí thư đường phố cuả ta và Bộ trưởng Côn an đồ Tô Lâm là con cháu cuả Tề Thiên Đại Thánh nên tội nào cũng có thể hoá phép thành tội khủng bố hay âm mưu lật đổ chình quyền mà không thấy cái trơ trẽn về nguyên tắc hay sao, nếu muốn lật đổ chính quyền cần phải có 1 là tài chính để mua súng đạn, 2 phải có nhân lực thực lực,ỏ phải có nguồn tài trợ cuả nước ngoài trong khi những người bị kết án thì không có người nào có 3 điều kiện đó mà cáo buộc cho người ta là âm mưu lật đổ chính quyền mà bà không thấy là lố bịch trơ trẽn hay sao, với kiến thức như vậy thì chỉ có nước hành nghề tay sai thì rất thích hợp với cái năng lực cuả bà.

Trong khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa thì quân đội anh hùng cuả ta trốn chui trốn nhủi ở dưới địa đạo Củ Chi, cũng may nhờ có Tổng bí thư đường phố Nguyễn Phú Trọng phát hiện kiệp thời nên ra tay nghĩa hiệp tóm cổ 98 tên khủng bố và vô số người tay không tấc sắt nhầm âm mưu lật đổ chính quyền để đòi lại công lý cho cái bản mặt vô liêm sỉ cuả bà Phạm Thu Hắng.