Việt Nam triển khai chiến dịch chống buôn lậu thuốc phiện và động vật hoang dã

RFA
2022.04.04
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Việt Nam triển khai chiến dịch chống buôn lậu thuốc phiện và động vật hoang dã Hình minh hoạ: Sừng tê giác bị bắt giữ được trưng bày ở văn phòng hải quan ở Hà Nội hôm 14/3/2017
AFP

Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 31/3 cho biết từ ngày 15/4 đến ngày 15/9/2022, cơ quan này sẽ triển khai việc thực hiện giai đoạn bốn chiến dịch Con rồng Mekong chống buôn lậu thuốc phiện và động vật hoang dã trong khu vực.

Đây là chiến dịch do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc khởi xướng từ tháng 9/2018 và đến nay đã qua ba giai đoạn với sự tham gia của 20 cơ quan Hải quan và thực thi pháp luật trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Tổng cục Hải quan, chiến dịch đã phát hiện, xử lý 1.203 vụ việc vi phạm vận chuyển trái phép các chất ma túy và động thực vật hoang dã (trong đó có 1.069 vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy) đã được thành viên báo cáo và nhập số liệu vào cơ sở hệ thống Mạng luới kiểm soát hải quan toàn cầu (CENcomm).

Giai đoạn 1 của chiến dịch có sáu thành viên thuộc tiểu vùng sông Mê Kông gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Chín thành viên tham gia ở giai đoạn 2 gồm: Úc, Bangladesh, Brunei, Hồng Kông, Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal, New Zealand, Singapore.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu  - ông Nguyễn Hùng Anh được trích lời trong thông báo của Tổng cục Hải quan cho biết, trong giai đoạn ba, chiến dịch có sự tham gia của 23 cơ quan thực thi pháp luật từ 20 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Giai đoạn ba của chiến dịch đã bắt giữ 756 vụ buôn lậu chất gây nghiện và 112 vụ buôn lậu động vật hoang dã, buôn bán gỗ vi phạm Công ước CITES.

Việt Nam và Trung Quốc nổi tiếng thế giới là các nước mua bán nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp. Các sản phẩm của động vật hoang dã thường được dùng làm thuốc và được nhiều người dân ở hai quốc gia này cho rằng có thể chữa được bách bệnh dù không có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh được điều này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.