Bị kết tội oan, ai sẽ bồi thường?

Sau gần 10 năm tù oan, ba thanh niên: Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình đã trở về nhà.
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010.04.08

Không là cá biệt

ongphuc.jpg
Ông Phục đau đớn nhận xác con trai tại nhà tang lễ BV Thanh Nhàn. Photo courtesy of laodong.com.vn
Photo courtesy of laodong.com.vn
Câu chuyện 10 năm oan khuất đẫm nước mắt này không phải là cá biệt khi hệ thống tòa án vẫn còn chấp nhận những bằng chứng thiếu thuyết phục, ép cung hay không làm đủ các thủ tục mà luật pháp đòi hỏi trước khi đem một bị cáo ra xét xử vẫn còn tồn tại trong nhiều tòa án khắp nước.

Công an Hà Nội trong nhiều tháng nay đang bị dư luận cả nước chú ý vì những vụ án khá mờ ám gây chết người cũng có, gây oan sai cho người bị bắt cũng không phải là hiếm.

Công an quận Hà Đông và Hai Bà Trưng đang đối diện với hai cái chết phải trả lời trước công lý. Cả hai cái chết này đều không được giải thích từ cơ quan gây án. Một trong hai nạn nhân là anh Nguyễn Quốc Bảo, bị công an đánh chết mà gia đình không hiểu tại sao, chỉ đến khi cha của anh là ông Nguyễn Quang Phục theo đuổi đến cùng buộc nhà cầm quyền phải kiểm nghiệm tử thi lúc ấy cơ quan điều tra mới tạm ngưng chức vụ của 7 điều tra viên bị tình nghi gây nên cái chết của con ông Phục.

Đề nghị tòa án xử lại để hủy bản án này, khi bản án đã được hủy thì người bị án mới có thể kiện để đòi đền bù thiệt hại.

LS Trần Lâm


Người dân đang nóng lòng chờ đợi một phiên tòa công chính để cái chết của anh Bảo được làm sáng tỏ. Với niềm nghi hoặc từ các phiên tòa trước đây, người dân có quyền đặt câu hỏi cho phiên tòa này, liệu rằng hội đồng xét xử có đủ thời gian và công tâm xem xét cáo trạng hay không? Hay hội đồng này cũng chỉ là những quan chức ngồi nghe và đưa tay đồng lòng cho một quyết định đã có sẵn.

Người dân Hà Nội mất niềm tin vào tòa án vì mới đây ba nạn nhân cùng bị hàm oan đúng 10 năm trời ngồi trong trại giam vì những bằng chứng giả tạo do báo Lao Động phanh phui.

Theo tờ báo Lao Động, nơi đã mở cuộc điều tra vụ án oan sai này và sau đó vụ án được chủ tịch nước ra lệnh điều tra lại từ đầu thì việc trả tự do cho 3 thanh niên làng Yên Nghĩa sau gần 10 năm giam giữ để tiến tới một phiên toà chính thức minh oan cho họ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tố tụng của nước CHXHCN Việt Nam.

Vào cái đêm tháng 10 năm 2000 khi cả ba đang ngồi dự sinh nhật với bạn bè thì vụ án “cướp của” và “hiếp dâm” xảy ra giữa cánh đồng của làng Dương Nội. Những người chứng kiến sự vô tội của ba chàng thanh niên này đã tự xin được làm nhân chứng cho họ nhưng đã không được HĐXX cho phép.

Tòa án đã dựa vào chứng cứ nào để kết tội thì chính ba nạn nhân cũng rất lù mù. Họ không có cách nào chứng minh mình vô tội khi tòa không cho phép đưa ra những chứng cứ xác minh rằng họ không có mặt tại hiện trường khi vụ án xảy ra. Tòa cũng không cho thử nghiệm ADN tuy nạn nhân và hung khí vẫn còn tại chỗ. Tòa từ chối luật sư mời nhân chứng cũng như nạn nhân ra nhận diện các bị cáo. Phiên tòa khép lại cùng với tuổi trẻ của cả ba người, khép lại khi công lý vẫn còn mù mờ và đầy oan khuất.

Ai sẽ bồi thường?

3thanhnien.jpg
Lãnh đạo báo Lao Động tặng quà cho 3 thanh niên Kiên, Lợi và Tình. Photo coutesy of laodong.com.vn
Lãnh đạo báo Lao Động tặng quà cho 3 thanh niên Kiên, Lợi và Tình. Photo coutesy of laodong.com.vn
Hôm được thả ra khỏi nhà giam, ba người trai trẻ đã già thêm 10 tuổi, mất 10 năm tuổi xuân một cách vô ích. Họ trở về nhà với niềm vui tự do nhưng bên cạnh đó là những mất mát vô cùng to lớn khó lòng bù đắp. Ai sẽ là người bồi thường cho họ?

Anh Nguyễn Đình Kiên lúc đó đang là bộ đội, Nguyễn Đình Lợi đang học nghề sửa chữa xe máy và Nguyễn Đình Tình đang theo đuổi sách vở với mơ ước sẽ trở thành một giáo viên sư phạm. Thế rồi bao nhiêu dự tính tương lai của những chàng trai này đã tắt ngấm theo bản án phi lý của tòa án.

Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao giải thích rằng nếu vụ án này không hợp lý thì có quyền khiếu nại để tái thẩm, ông nói: Đề nghị tòa án xử lại tức là đặc cách tức là tái thẩm lại. Đề nghị tòa án xử lại để hủy bản án này, khi bản án đã được hủy thì người bị án mới có thể kiện để đòi đền bù thiệt hại.”

Luật sư Bùi Quang Nghiêm giải thích luật pháp hiện hành quy định rất rõ những trói buộc mà tóa án phải chịu trách nhiệm khi bản án tuyên không đúng người đúng tội, ông nói:Bây giờ nó có luật đền bù oan sai rõ ràng lắm rồi, kể cả bồi thường danh dự tính trên mức lương tối thiểu của nhà nước ban hành là 550 ngàn tính từng ngày tính lên”.

Con số 10 năm ba người bạn trẻ đánh mất trong trại giam một cách tức tưởi không biết ai là người sẽ trả. Họ bị vu khống, chà đạp nhân phẩm và gia đình thì sống trong tâm trạng xấu hổ với bà con láng giềng. Những mất mát ấy làm sao bù lại?

Bây giờ nó có luật đền bù oan sai rõ ràng lắm rồi, kể cả bồi thường danh dự tính trên mức lương tối thiểu của nhà nước ban hành là 550 ngàn tính từng ngày tính lên.

LS Bùi Quang Nghiêm



May ra một bản án cho những kẻ coi thường công lý mới có thể làm dịu lòng nạn nhân và dư luận. Luật sư Trần Lâm cho biết thủ tục để khiếu tố một vụ án để yêu cầu bồi thường như sau:Sau khi cái vụ án được xét những sai lầm ấy là ở đâu. Do cơ quan điều  tra hay do cơ quan xét xử. Ba nguyên nhân dẫn đến sai lầm: thứ nhất do dốt nát, thứ hai do lười biếng, thứ ba do có động cơ xấu xa.”

Nhìn lại nền tư pháp hiện nay, điểm mấu chốt không phải là không đủ luật để áp dụng vào việc xét xử. Vấn đề nằm ở chỗ người cầm cân nảy mực có quá nhiều quyền hành đối với người dân. Mọi phán quyết của tòa án coi như chung kết và niềm hy vọng người dân được xét xử một cách công bằng giống như một giấc mơ.

Điều tra người bị buộc tội với tâm thức đầy định kiến ban đầu đang là nỗi ám ảnh của ngành điều tra xét hỏi tại Việt Nam. Xét xử với một hội đồng gồm toàn quan chức nhà nước cũng là một định kiến khác khiến cho nhiều bản án không thể công minh đang là điều xảy ra hàng ngày trong các tòa án.

Báo chí hằng lên tiếng cho rằng người dân không biết mình có được bảo vệ bởi luật pháp hay không chính là điều mà nhà nứơc cần phải xem xét trong hệ thống pháp luật hiện nay. Niềm tin của người dân tuy không thể định giá bằng con số nhưng cũng không khó nhận thấy nếu cứ tiếp tục dung túng hệ thống làm điều bất chính, cứ tồn tại ám ảnh và cản bước tiến xã hội đang cố tiến dần lên một đời sống tốt lành hơn như nhà nước hằng quyết tâm vận động.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.