Kinh nghiệm sau vụ nổ ở lò phản ứng hạt nhân ở Nhật
Khanh Nguyễn, biên tập viên RFA
2011.03.16
2011.03.16
AFP
Thủ Tướng Naoto Kan của Nhật dã khuyên tất cả dân chúng cư ngụ cách lò phản ứng tới 30 cây số nên ở trong nhà vì mức độ phóng xạ gia tăng đáng ngại. Ở Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp là ông Alain Juppe nói rõ rằng đe dọa do tình trạng của nhà máy điện nguyên tử Fukushima I là rất cao.
Tình hình nhà máy điện Fukushima không mấy khả quan
Trước biến chuyển đang lo ngại này, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã tiếp xúc với Giáo Sư Arnold Gundersen, một trong những chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về lò phản ứng hạt nhân. Giáo Sư Gundersen có gần 40 năm kinh nghiệm trong lãnh vực này, từng cố vấn cho nhiều chính phủ về chương trình năng lượng hạt nhân. Hồi 2008, ông được Quốc Hội bang Vermont chọn làm Trưởng Ban Thanh Tra công trình xây dựng và điều hành nhà máy diện hạt nhân Yankee. Sau đây là cuộc phỏng vấn với Giáo Sư Gundersen do Nguyễn Khanh thực hiện.Tình hình chung rất đáng ngại, mức độ phóng xạ có giảm nhưng sau đó lại tăng lên và theo tôi hiểu thì một phần điều này có liên quan tới vụ nổ ở lò phản ứng số 2.Nguyễn Khanh: tin tức mới nhất mà Giáo Sư nghe được liên quan đến tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima I như thế nào?
GS. Arnold Gundersen: tin mới nhất mà tôi được nghe cho biết Công Ty Điện Lực Tokyo tính đến chuyện sẽ dùng máy bay để thả nước dập tắt hẳn ngọn lửa ở lò phản ứng số 4. Liệu trong những giờ tới giải pháp này có được thực hiện hay không, tôi vẫn đang chờ xem quyết định cuối cùng như thế nào.
Tình hình chung rất đáng ngại, mức độ phóng xạ có giảm nhưng sau đó lại tăng lên và theo tôi hiểu thì một phần điều này có liên quan tới vụ nổ ở lò phản ứng số 2. Một điều đáng lo nữa là những cơn hậu địa chấn, ít nhất đã có 2 vụ xảy ra rồi, và chuyện này làm xấu hơn tình trạng của lò phản ứng số 2.
giải pháp hay nhất mà tôi có thể đề nghị là phải sơ tán ngay những bà mẹ và trẻ em ra cách xa lò phản ứng ít nhất là 50 cây số.Nguyễn Khanh: giải pháp nào ông cho là hay nhất để giải quyết những chuyện đang xảy ra?
GS. Arnold Gundersen: giải pháp hay nhất mà tôi có thể đề nghị là phải sơ tán ngay những bà mẹ và trẻ em ra cách xa lò phản ứng ít nhất là 50 cây số. Nói như thế không có nghĩa là tôi không quan tâm đến người lớn, nhưng mức nguy hiểm ở trẻ em luôn luôn cao hơn. Đó là giải pháp mà tôi có thể nghĩ tới ngay lúc này.
Nguyễn Khanh: hầu hết mọi người đều thắc mắc là khi khởi công xây dựng nhà máy điện nguyên tử, chắc chắn các chuyên gia đều phải tính đến mức độ rủi ro có thể xảy ra và những biện pháp phải làm để giải quyết. Thưa ông, điều đó có đúng không?
Bài học cho những nhà máy điện hạt nhân
GS. Arnold Gundersen: câu trả lời là không đúng. Trong kỹ nghệ hạt nhân chúng tôi có tính đến mức nguy hiểm tối đa nhưng đến tuần rồi thì nhà máy điện hạt nhân Fukushima I không nằm trong danh sách có thể chịu đựng được mức nguy hiểm tối đa, và điều này đã được cảnh báo từ năm 1972 vì bể chứa của nhà máy này không được an toàn. Khi nhà máy mới bắt đầu được xây, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về điều này, nói rằng nếu chuyện không may xảy ra thì tình huống sẽ rất tệ.Trong kỹ nghệ hạt nhân chúng tôi có tính đến mức nguy hiểm tối đa nhưng đến tuần rồi thì nhà máy điện hạt nhân Fukushima I không nằm trong danh sách có thể chịu đựng được mức nguy hiểm tối đa, và điều này đã được cảnh báo từ năm 1972Nguyễn Khanh: ông nói là đã có cảnh báo từ năm 1972, thế tại sao các kỹ sư xây lò không tìm cách sửa chữa ngay?
GS. Arnold Gundersen: các báo cáo viết về điều này đã được phổ biến trên trang mạng của Tin Tức Hạt Nhân, tiếng Anh gọi là NIRS. Lý do họ không sửa chữa là vì họ sợ tốn kém và nếu phải sửa thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, có thể làm ngưng hẳn thị trường điện hạt nhân.
Nguyễn Khanh: ông cũng biết là một số nước Châu Á, trong đó có cả Việt Nam, đang tính đến chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nếu được các chính phủ mời đóng góp, như chính phủ Việt Nam chẳng hạn, ông sẽ đề nghị với họ như thế nào? Nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân?
ngay lúc này tôi nghĩ là không nên xây dựng thêm một nhà máy điện nguyên tử nào cả, cho tới khi các chính phủ lượng định lại xem mức độ nguy hiểm tối đa sẽ như thế nào.GS. Arnold Gundersen: ngay lúc này tôi nghĩ là không nên xây dựng thêm một nhà máy điện nguyên tử nào cả, cho tới khi các chính phủ lượng định lại xem mức độ nguy hiểm tối đa sẽ như thế nào. Bởi vì điều rõ ràng là chúng ta đã không lượng định đúng mức những nguy hiểm do thiên tai gây nên, và cần phải lượng định xem nếu gặp động đất thì sao, gặp bão lụt, sóng thần thì sao, để có thể đảm bảo nhà máy vẫn đứng vững trong bất kỳ mọi tình huống. Đó là điều phải làm nhưng chúng ta chưa làm.
Nói tóm lại, tôi sẽ đề nghị ngưng ngay tất cả mọi dự án, công trình xây dựng thêm nhà máy điện nguyên tử cho tới khi chúng ta hoàn tất công tác lượng định những nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu làm điều này một cách rốt ráo, các nhà máy điện nguyên tử được xây dựng sau này sẽ vững vàng hơn rất nhiều.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn Giáo Sư Gundersen.
Theo dòng thời sự:
- Thiên tai ở Nhật và nguy cơ phát tán phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân
- Trận động đất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Nhật?
- Số người chết vì động đất ở Nhật có thể lên hơn 10,000
- Nổ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật
- Nhật lo ngại thảm họa phóng xạ rò rỉ
- Quốc tế bắt đầu gửi các toán cứu trợ đến Nhật
- Nhật Bản vẫn trong tình trạng hỗn loạn