Cung ít hơn cầu
Vì số chỗ ở luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của sinh viên, nên những sinh viên không thuộc diện chính sách thường phải biết cách “xoay xở” để “chạy” được một suất ở ký túc xá.
Thống kê của Bộ xây dựng vào cuối năm ngoái cho biết, hiện chỉ có khoảng 20 – 30% sinh viên trên cả nước được đáp ứng nhu cầu ở ký túc xá. Vì vậy, ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, việc xét duyệt cho sinh viên được ở ký túc xá hay không thường phải dựa trên các tiêu chuẩn chính sách.
Có hai cách xin vào ký túc xá: Thứ nhất, lên trình bày hoàn cảnh của mình trên phòng công tác sinh viên. Thứ hai, nhờ một người bạn ở cùng ký túc xá bảo lãnh cho mình vào ký túc xá.
Sinh viên Thắng
Các chính sách này chia sinh viên theo thứ tự từng nhóm ưu tiên. Thông thường, nhóm ưu tiên cao nhất là các sinh viên diện anh hùng vũ trang, anh hùng lao động, thương bệnh binh. Nhóm tiếp theo là sinh viên trong gia đình thuộc diện ưu tiên trên. Kế đến là sinh viên dân tộc thiểu số, rồi con nhà nghèo, sinh viên nữ, sinh viên tài năng, sinh viên khuyết tật … Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có thêm các quy định, tiêu chuẩn bổ sung để xét duyệt cho sinh viên vào ở ký túc xá.
So với tìm nhà trọ bên ngoài, việc ở ký túc xá mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên hơn, trước hết là giảm chi phí đáng kể cho túi tiền vốn đã rất eo hẹp của sinh viên. Nguyễn Văn Thắng, sinh viên đang ở ký túc xá trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TPHCM cho biết, tiền trọ ở ký túc xá thường chỉ chiếm từ 1/3 đến một nửa tiền nhà trọ bên ngoài:
“Nếu ở ký túc xá thì chi phí rẻ hơn ngoài gấp mấy lần. Bây giờ tiền ở trọ (ký túc xá) có 120.000 đồng/tháng, cộng thêm điện nước khoảng 50.000 đồng, có nghĩa là khoảng 200.000 đồng/tháng, mà ra ngoài bây giờ là phải cỡ 600.000 – 700.000 đồng/tháng.”

Ngoài ra, ở ký túc xá, theo nhiều sinh viên, mang lại hiệu quả cao hơn cho việc học. Nhất là vào mùa thi, không khí học tập trong ký túc xá có thể tiếp thêm sức mạnh cho bất kỳ sinh viên không chăm chỉ nào. Bởi vậy, không ít sinh viên bên ngoài đến mùa thi lại cắp cặp vào ký túc xá ở trọ… bạn bè! Thêm vào đó, những hoạt động bổ ích và các quy định giờ giấc nghiêm ngặt trong ký túc xá cũng hạn chế bớt những nguy cơ hư hỏng, tệ nạn rất dễ xảy ra trong sinh viên.
“Chạy” ký túc xá
Cũng chính bởi nhận thấy những lợi ích trên, nhiều phụ huynh chỉ muốn con mình ở ký túc xá với bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, vì lượng cung luôn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế nên theo nhiều sinh viên, ký túc xá là nhà của sinh viên chính sách. Còn một vài chỗ hiếm hoi còn lại, các sinh viên không thuộc diện chính sách buộc phải “linh hoạt” chạy chọt để giành phần. Sinh viên Thắng tổng kết kinh nghiệm bản thân:
Không làm sao mà đáp ứng hết. Cái này thì căn cứ vào lượng chỗ ở và tiếp đến là xét đến các đối tượng ưu tiên.
Ô. Đào Vũ
“Có hai cách xin vào ký túc xá: Thứ nhất, lên trình bày hoàn cảnh của mình trên phòng công tác sinh viên. Thứ hai, nhờ một người bạn ở cùng ký túc xá bảo lãnh cho mình vào ký túc xá, rồi hoạt động Đoàn trong ký túc xá, hoạt động trong các tổ chức trong ký túc xá, hoạt động được thì xin ở lại được. Hồi trước, mình cũng kêu là nhà xa, rồi đi lại kiếm nhà khó nên lên gặp cô trên phòng Công tác sinh viên cũng vài lần thì cô viết giấy giới thiệu cho luôn.”
Ngoài “chiêu” tranh thủ tình cảm của cán bộ quản lý, xét duyệt tiêu chuẩn ở ký túc xá thì theo những sinh viên có kinh nghiệm, khoản “hoàn cảnh khó khăn” hay khu vực vùng sâu vùng xa thuộc diện chính sách là dễ lo nhất. Chỉ cần quen biết với nhân viên công chức ở địa phương mình ở hoặc lo chút ít tiền là xong ngay điều kiện “con nhà nghèo”, “có hoàn cảnh khó khăn”. Thắng nói:
“Nếu mình quen với người địa phương mình ở thì xin cái giấy là khu vực chính sách hoặc là diện con nhà nghèo, nói chung con nhà nghèo là được ở ký túc xá rồi.”

Chính vì tình trạng “chạy” vào ký túc xá ngày càng tăng, đặc biệt khi, một số ký túc xá của các trường đại học được sửa chữa hoặc xây mới với điều kiện cơ sở vật chất được nâng cấp, nên ký túc xá ngoài con em thuộc diện chính sách, còn xuất hiện nhiều sinh viên diện con nhà nghèo chỉ trên giấy tờ! Điều kiện tài chính của các em này hoàn toàn cách biệt so với những sinh viên còn lại.
Thiếu đầu tư
Theo ông Đào Vũ, ban quản lý ký túc xá Đại học Thủy Lợi Hà Nội sự thiếu hụt trong vấn đề cung cấp chỗ ở trong ký túc xá cho sinh viên luôn luôn tồn tại:
“Không làm sao mà đáp ứng hết. Cái này thì căn cứ vào lượng chỗ ở và tiếp đến là xét đến các đối tượng ưu tiên, tức là căn cứ vào lượng chỗ ở hiện có và cắt đến đối tượng ưu tiên nào đó đủ với số lượng.”
Và quá trình xét duyệt cho một sinh viên được vào ở ký túc xá sẽ được tiến hành như sau:
“Đầu tiên là nhà trường, cụ thể là Phòng Đào Tạo, sẽ xem xét tiêu chuẩn. Số lượng chỗ thì do chúng tôi đưa lên nhưng xét tiêu chuẩn, tức là cắt đến đối tượng nào, thì bên Phòng Đào Tạo và nhà trường quyết định. Còn khi mà đã vào trong ký túc xá thì làm hợp đồng trực tiếp với chúng tôi. Cái quy trình nó là như vậy.”
Tuy tiến trình quy định là như thế, nhưng hầu hết ký túc xá đều có một khoản quy định linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể. Chính đây là kẽ hở cho nhiều tiêu cực xảy ra trong việc xét duyệt ở ký túc xá. Một nhân viên giấu tên ở Ký túc Đại học Sư Phạm Hà Nội úp mở về khả năng nhận sinh viên không thuộc diện chính sách:
“Cái đó còn tùy, nhưng mà phải lên đây để xem cụ thể thế nào chứ. Muốn như vậy thì phải đến để hỏi trực tiếp đã chứ, hỏi trực tiếp thì sẽ có cách đấy.”

Những bất hợp lý còn xảy ra ngay trong chính những quy định xét duyệt tiêu chuẩn ở ký túc xá. Đơn cử như trường hợp một sinh viên tại Đại học Bách Khoa TPHCM. Sinh viên này đã bức xúc đến độ đưa lên diễn đàn của ký túc xá lá thư trình gửi ban Giám đốc ký túc xá về sự bất hợp lý trong việc xét duyệt dựa trên tiêu chuẩn điểm rèn luyện của ký túc xá này. Theo đó, các sinh viên chỉ được xét đến nguyện vọng ở ký túc xá khi có điểm rèn luyện trên trên 71 điểm. Tuy nhiên, việc cho điểm rèn luyện lại dựa trên những tiêu chí mà theo ý kiến em sinh viên này là rất chủ quan, không chính xác với thực tế, lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người chấm, điều kiện từng lớp học…
Như vậy, có thể thấy chính nhu cầu bức thiết nhưng không được đáp ứng của sinh viên về chỗ ở trong ký túc xá, cộng thêm những quy định thiếu hợp lý và các kẽ hở trong những quy định này đã dẫn đến các tiêu cực phát sinh trong quá trình xét duyệt cho sinh viên ở ký túc xá để đến cuối cùng, chuyện xét duyệt ở ký túc xá vẫn được ví như là một chiếc bánh chia không đều cho ngay cả những người xứng đáng!
Theo dòng thời sự:
- Xây 200 ngàn căn nhà cho sinh viên và công nhân
- Nhân lực cho trường đại học đẳng cấp quốc tế
- Nỗi lo chất lượng giáo dục Đại học
- Việt Nam chấn chỉnh giáo dục đại học
- Quy mô phải đi đôi với chất lượng
- Giáo dục, chuyện nói hoài không hết
- Nên cải cách giáo dục như thế nào?
- Đại học tư thục Phan Châu Trinh phải tạm dừng tuyển sinh