Ngàn Năm Thăng Long trong mắt người nghệ sỹ
2010.03.24
Câu nói Ngàn Năm Thăng Long từ hai năm nay đã trở nên thân quen với người dân thủ đô khi nhà nước vận động cả nước chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm này vào tháng 10 tới đây.
Biến cố này có thể người dân Hà Nội chưa bao giờ chứng kiến trong đời, sự nôn nao chờ đợi ngày đại lễ đang âm ỉ trên từng lãnh vực, từ kinh doanh nhỏ lẻ cho tới dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tất cả đang đua nhau chuẩn bị cho 10 ngày hội lớn mà theo dự kiến sẽ có hàng triệu người tham gia.
Tính chất hội hè thấy rất rõ trên mọi công trình đang chuẩn bị hiện nay. Nhà nuớc không ngần ngại khi bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng mới hay trùng tu những địa điểm lịch sử. Nhiều công trình liên quan tới ngày hội cũng đang được nhanh chóng hoàn thành cho kịp thời hạn.
Thì cái điều này không biết là cái cách làm của nhà nước và thủ đô Hà Nội họ sẽ hy vọng mang lại những hiệu quả gì lớn hơn những cái sự mình phải chi tiền bạc có tới tay ai hay không thì không thể tính được.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
Hà Nội sẽ đổi mới sau lễ hội?
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho biết suy nghĩ của ông về biến cố này với những đắn đo giữa sự tôn vinh văn hóa và những yếu tố không cân bằng đang xảy ra hiện nay:
- Ở dất nước nào thì cái vấn đề thủ đô cũng rất là quan trọng vì nó là đầu não, nó là trái tim, nó là tất cả những cái gì mà để đại diện cho văn hiến, kinh tế, chính trị của đất nước đó. Cái việc nhắc lại truyền thống của một thủ đô thì điều ấy luôn luôn là tốt, luôn luôn là hợp ý tất cả mọi người dân và đất nước.
Ở Việt Nam mà làm cái kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long thì họ cũng nhắc đến một truyền thống, là một cái truyền thống yêu nước và cống hiến, thì tôi nghĩ đấy là một cái việc cũng đáng làm, chỉ có cái điều là trong điều kiện kinh tế của đất nước và nhân dân nó cũng đang còn thấp, đời sống cũng đang rất vất vả thì cái việc chuẩn bị cho ngày đại lễ như thế thì tôi nghĩ là rất tốn kém, mà thậm chí là rất quá tốn kém.
Thì cái điều này không biết là cái cách làm của nhà nước và thủ đô Hà Nội họ sẽ hy vọng mang lại những hiệu quả gì lớn hơn những cái sự mình phải chi tiền bạc có tới tay ai hay không thì không thể tính được. Nhưng mà dầu sao nó cũng có một cái điều kiện để mà thay đổi phần nào cái bộ mặt của thủ đô Hà Nội, thì điều ấy là điều
mong muốn.
Giới trẻ xôn sao chờ đợi ngày hội này qua các buổi trình diễn nghệ thuật hoành tráng. Người lớn thì sẵn sàng cho những ngày nghỉ lễ vui chơi với gia đình. Cả xã hội hình như đang vận hành cùng với guồng máy chính quyền trong biến cố được xem là lịch sử này. Thế nhưng đối với nhà thơ kiêm đạo diễn phim Phan Huyền Thư thì không mấy quan tâm lắm tới những xao động chung quanh. Chị nói:
- Thực ra thì em nghĩ rằng cái việc Nghìn Năm Thăng Long ấy nếu nó là việc của lịch sử, việc của trời đất, việc của dân tộc, một thể chế nào đi chăng nữa thì em không nghĩ rằng nó là cái gì riêng của nhà nước hay là của gì cả. Tất cả kể cả nhà nước cũng như là các cơ quan tổ chức cũng như là mỗi một người dân, một công dân, đặc biêt là Hà Nội như em, đều có một cách khác để kỷ niệm cho cái lễ hội này một cách khác nhau.
Em nghĩ là đối với nhiều thế hệ con người là cũng rất tốt, rất tích cực và rất là cần thiết. Nhưng mà vấn đề em nghĩ tới là sau một nghìn năm thì OK, rồi từ một nghìn năm trở đi thì thế nào đây, thì đấy là câu hỏi mà mình nghĩ đến .
Cô Phan Huyền Thư, nhà thơ-đạo diễn
Nhưng mà thực hiện những cái đó thì nó cũng là cái tốt thôi, nhưng mà nó không phải là cái gì đó quá lớn để có thể mất nhiều thời gian quan tâm đâu vì mình còn nhiều việc khác. Thực ra thì cái kiến thức về lịch sử của em thì nó chả đợi cái dịp này.
Tự em trau dồi và tự em tìm hiểu lịch sử dân tộc từ lâu rồi. Còn cái việc khuếch trương tất cả những kỷ niệm này để giúp cho cá nhân em thì em không biết, em nghĩ là đối với nhiều thế hệ con người là cũng rất tốt, rất tích cực và rất là cần thiết.
Nhưng mà vấn đề em nghĩ tới là sau một nghìn năm thì OK, rồi từ một nghìn năm trở đi thì thế nào đây, thì đấy là câu hỏi mà mình nghĩ đến .
Sự tham gia của người Trung Quốc
Như mọi dự án lớn nhỏ từ trước tới nay, Hà Nội Ngàn Năm vẫn không tránh khỏi những vết xe cũ mà nhiều người cho là khó thể tránh, đó là vấn nạn chia chác trong dự án. Công trình càng lớn thì mối lợi càng nhiều khiến không ít người có trách nhiệm khó cưỡng lại sức cám dỗ tới việc rút ra một ít từ khối lượng tiến quá lớn của dự án.
Phim Lý Thái Tổ là một. Báo chí theo dõi cuốn phim từ khi kịch bản đầu tiên hoàn thành, rồi sửa đi sửa lại, qua tay nhiều đạo diễn, và cuối cùng cuộn phim được giao cho một đạo diễn người Trung Quốc phụ trách.
Mọi công đoạn đều được hoàn tất từ Trung Quốc, từ việc thuê áo quần, đạo cụ cho đến quay phim, hậu kỳ…đều do Trung Quốc đảm trách. Cũng may diễn viên là người Việt nên dân chúng thủ đô không phải nghe người lồng tiếng.
Nhà biên kịch kiêm đạo diễn Doãn Hoàng Giang cho biết suy gẫm của ông, cũng như những dự tính mà ông từng nghĩ tới khi được mời làm tổng đạo điễn cho chương trình Ngàn Năm Thăng Long trước đây:
Mọi công đoạn đều được hoàn tất từ Trung Quốc, từ việc thuê áo quần, đạo cụ cho đến quay phim, hậu kỳ…đều do Trung Quốc đảm trách. Cũng may diễn viên là người Việt nên dân chúng thủ đô không phải nghe người lồng tiếng.
- Trước hết, với Hà Nội thì nó là thủ đô của cả nước mà lại là một thủ đô có một nghìn năm, nghìn năm văn hiến, trải qua bao nhiêu biến thiên lịch sử. Bây giờ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long thì tất cả những người trong đất nước này thì đều mong muốn đóng góp một cái gì đó cho Nghìn Năm Thăng Long cho nó tốt đẹp, cho Hà Nội nó đẹp đẽ lên, cho Hà Nội nó văn minh lên, cho Hà Nội nó lịch sự lên, chớ không phải chỉ là một cái ngày kỷ niệm không thôi. Vấn đề là sau cái kỷ niệm đấy Hà Nội lại là cái gì? Nhân cái kỷ niệm này phải làm sao biến Hà Nội trở thành một Hà Nội văn minh lịch sự hơn, đó mới là điều quan trọng.
Cái này người ta không nghĩ đến vấn đề kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long mà nó như là một miếng bánh chia phần ra, mỗi người làm một tí một tí thành ra cái tổng thể để cho kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long, nó vẫn không hay. Cái kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long nó thì phải để lại cho con cháu mình một điều gì đó. Thí dụ như có một nghìn cái đài lửa được rải khắp đất nước để kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long. Trên cái đài lửa ấy thì có thể mỗi một tỉnh, mỗi một thành phố họ sẽ làm một cái đài theo ý của họ, và trên cái đài lửa ấy thì khắc tên các danh nhân của địa phương ấy, những người đã đóng góp cho đất nước này. Đấy, đại khái kiểu như thế.
Nhà nước đang có vẻ lệch hướng khi đặt trọng tâm quá nhiều vào các chương trình lễ hội mà không chú trọng đúng mức tới tầm quan trọng của ý nghĩa lịch sử để tôn tạo những hình ảnh hào hùng mở mang bờ cõi của cha ông. Lễ hội càng nhiều thì ý nghĩa đích thực của lịch sử càng ly tán.
Quan trọng là bài học lịch sử ngày đại lễ để lại
Những vết đen đang làm cho ngày đại lễ mất dần vẻ đẹp của một ngày trọng đại. Nhà nước đang có vẻ lệch hướng khi đặt trọng tâm quá nhiều vào các chương trình lễ hội mà không chú trọng đúng mức tới tầm quan trọng của ý nghĩa lịch sử để tôn tạo những hình ảnh hào hùng mở mang bờ cõi của cha ông.
Lễ hội càng nhiều thì ý nghĩa đích thực của lịch sử càng ly tán. Người ta không thể tập trung ý nghĩ trên mỗi chặng đường giữ nước của cha ông bằng pháo bông, bằng ca nhạc hiện đại hay những đám rước linh đình với múa rồng, rước lân tràn ngập đường phố.
Đạo diễn Doản Hoàng Giang cho rằng phải để lại điều gì đó đáng nhớ đối với Ngàn Năm Thăng Long hơn là chạy theo những cuộc vui chơi vô ích:
- Phải để lại điều gì cơ, chứ còn kỷ niệm xong rồi nhảy nhót, rồi vui chơi, rồi là đánh trống, rồi là múa hát, xong rồi nghìn năm thế mà thôi thì cũng không hay. Nhân kỷ niệm Nghìn Năm Thăng Long này thì Hà Nội phải có một biến chuyển lớn cơ, chứ Hà Nội bây giờ nó có vẻ đẹp cổ kính của ngày xưa nhưng mà đồng thời bây giờ nó cũng luộm thuộm, nó nhếch nhác, nó nhiều thứ lôi thôi lắm.
Giao thông thì hỗn loạn, đường phố thì chật chội, rác rưởi này, vân vân, tức là bây giờ nó phải làm thế nào để Hà Nội kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long, tức là kỷ niệm một nghìn năm văn hiến của Hà Nội thì Hà Nội đừng mất đi cái màu sắc văn hiến của mình, đừng mất đi vẻ đẹp của mình, đừng mất đi cái thanh lịch của mình. Đấy, cái điều đó mới quan trọng.
Ý kiến cho rằng đầu tư thêm vào các bài học lịch sử để dạy dỗ các em ý nghĩa đích thực của việc dời đô vẫn tốt hơn những món tiền lớn lao vung vãi trong lòng Hà Nội để rốt lại có thể sẽ còn nhiều chuyện nhiêu khê không ai đoán trước được sẽ xảy ra làm cho hình ảnh Thăng Long lu mờ thêm trong lòng người dân cả nước.
Theo dòng thời sự:
- Ngàn năm Thăng Long dưới mắt một nhà Hà Nội học
- Ráo riết chuẩn bị các lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội đã sẵn sàng cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long?
- Hà Nội được chọn là một trong 10 đô thị sạch nhất tại VN
- Văn miếu được công nhận di sản tư liệu thế giới
- Cần một sự thỏa hiệp để bảo tồn và phát triển phố cổ