Buổi trình diễn đầu tiên của lớp Hát Bội tại Little Saigon
2010.02.23
Trong hơi ấm của cái Tết vẫn còn vương vấn không gian
và làm ấm bầu trời hơi lạnh của Nam Cali, hàng trăm đồng hương và đông đảo giới
truyền thông đã ngồi kín phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, để chờ thưởng thức
màn hát bội đầu tiên do lớp Hát Bội của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ tại
Westminster, tổ chức.
“Diễn viên” nhí
Trong lớp này có 3 em là Mỹ lai, ba là Mỹ mà mẹ là Việt, nói tiếng Mỹ không à, có những màn diễn nó không hiểu chữ tiếng Việt hay chữ Nôm, thí dụ “trung, can, nghĩa, khí”, thì mình phải giải thích cho nó.
Nghệ sĩ Ngọc Bầy.
Trong khi người tham dự háo hức chờ đợi bên ngoài, thì
trong hậu trường, các “diễn viên” tí hon, từ 5 đến 11
tuổi, đang mãi xúm xít chơi với nhau, đã bị
người lớn lôi ra vẽ lại mặt mày, trước ánh mắt trìu mến của vị thầy hướng dẫn lớp
là nghệ sĩ Ngọc Bầy.
Xúng xính xiêm áo trong màn trình diễn đầu tiên, đoàn nghệ sĩ tí hon đã chinh
phục ngay được ngay cảm tình của khán giả. Xen kẽ với chân “khai, niêm thinh,
ký, cầu,” hay bộ lê, bộ lia và bộ đi ngựa là những tiếng vỗ tay khuyến khích
hay cười rộ của mọi người.
Sau phần trình diễn của các nghệ sĩ tí hon, khán giả mê say theo dõi màn trình
diễn chuyên nghiệp của nghệ sĩ Trần Trường Nguyên, từng là học trò của nghệ sĩ Ngọc
Bầy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam, vừa oai hùng vừa uyển chuyển trong vũ
điệu “Ðiềm hương mở cửa Trời” giữa làn khói hương nghi ngút tỏa lên từ dưới
chân sân khấu.
Hai đoạn trích “Trưng Trắc tiễn Thi Sách” và “Trưng Trắc nằm mộng” do các nghệ
sĩ cao tuổi nhất trong lớp học là Minh Chánh, Kim
Lang và Trần Ý Thu diễn xuất, cũng rất thú hút khán giả. Đoạn ngâm lời than thở
của Trưng Trắc khi được Thi Sách báo mộng là đã bị hãm hại giết chết và khuyên
là phải trả thù nhà nợ nước đã được khán giả hưởng ứng nồng nhiệt.
Trong thời gian nghỉ xả hơi, nghệ sĩ Ngọc Bầy, người đã bỏ công luyện tập cho
các học viên, cảm động chia xẻ với những người vây quanh bà để cám ơn và khích
lệ:
“Trong lớp này có 3 em là Mỹ lai, ba là Mỹ mà mẹ là Việt, nói tiếng Mỹ không à, mình phải giải thích cho nó nghe, ví dụ có những màn diễn nó không hiểu chữ tiếng Việt hay chữ Nôm, thí dụ “trung, can, nghĩa, khí”, nó hỏi cái gì đó thì mình phải giải thích cho nó. Mấy học viên lớn thì múa không được dẻo bằng mấy em nhỏ.”
Thấy rất là đáng khuyến khích, mà đầu năm nữa, mà mới có mấy tháng mà mấy em, người lớn, người trẻ và người già đều đóng góp hết, rất là vui là cái văn hóa mình vẫn còn giữ được.
Bà Linh.
Anh Nam, qua Mỹ đã được 32 năm, cho biết ở Việt Nam anh chỉ được
xem hát bội trên tivi, nói:
“Mình có cảm tưởng như là mình sống lại cái cảm giác mình lớn
lên hồi bé ở Việt Nam, hồi đó coi trên tivi thôi. Bây giờ coi sống như vậy thì
thấy là có cái cách để mà mình thưởng thích nghệ thuật hồi xưa đó, cái bộ hát bộ
nói rất là truyền thống, thích lắm. Mình nghĩ là ban tổ chức VAALA đã làm một
điều đúng và rất là khích hệ bởi vì có những người đứng ra làm những chuyện như
vậy, bao nhiêu là công sức, mình đã thấy sự hy sinh cố gắng của những người làm
nghệ thuật.”
Văn hóa dân tộc
Trở lại với sân khấu trong vũ điệu “Khai Thiên Lập Ðịa”, các diễn viên trẻ lần này biểu diễn nhiều động tác rất phức tạp, đòi hỏi nhiều trí nhớ và tập trung cao độ của diễn viên. Cuối màn vũ, các em đã đứng vào vị trí để dàn chào khán giả với các bảng chữ Happy New Year được mang trên tay. Các em đã được nhiều khán giả thương mến, nhào lên sân khấu để thưởng tiền mừng trong các bao lì xì đỏ chói.
Cao điểm của buổi trình diễn là trích đoạn “Trịnh Ấn phá pháp trường”. Nhiều khán giả cho rằng sự phối hợp trình diễn giữa nghệ sĩ điêu luyện Trần Tường Nguyên với bé David Phạm, 9 tuổi, trong trích đoạn này là một sáng kiến tuyệt vời của soạn giả. Diễn viên tí hon David, dù với giọng nói trẻ thơ pha nửa Việt nửa Mỹ, đã nhiều chỗ lên giọng xuống giọng lúc bổng lúc trầm thật chỉnh, khiến khán giả xúc động thưởng cho những tràng pháo tay không dứt.
Sau
buổi trình diễn, các khán giả còn lưu luyến chưa muốn về. Họ đứng quanh cô Lê
Ðình Y Sa, giám đốc điều hành hội VAALA, hay các diễn giả để chuyện trò, khích
lệ.
Bà Linh, một khán giả, cho biết bà rất vui vì thấy thành quả rất khích lệ của lớp
học.
“Thấy rất là
đáng khuyến khích, mà đầu năm nữa, mà mới có mấy tháng mà mấy em, người lớn,
người trẻ và người già đều đóng góp hết, rất là vui là cái văn hóa mình vẫn còn
giữ được.”
Thực sự là có thể khôi phục và phát triển được bộ môn hát bội của Việt Nam tại
hải ngoại không?
Không ai có thể đoán chắc được điều này!
Chỉ biết là có một cái gì rất cảm động trong việc chứng kiến các trẻ em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài học hỏi và diễn suất một bộ môn nghệ thuật rất cổ xưa, từ thế kỷ thứ 13 của Việt Nam.
Cũng chỉ biết bảo vệ văn hóa của dân tộc là đối với những người Việt sống xa quê là những gì rất được trân quý.
Theo dòng thời sự:
- Nguy cơ mai một của nền Hát bội Việt Nam
- Triển lãm “Hội Ngộ”
- Múa minh họa cho bài ca vọng cổ
- Tuồng cải lương hoành tráng Quang Trung Hoàng Đế
- Nghệ sĩ hải ngoại Linh Tuấn