Kinh nghiệm nào cho Việt Nam từ Lybia?
2011.08.22
Kinh nghiệm của Lybia tuy không hoàn toàn áp dụng được với Việt Nam nhưng trước sau gì thì giới lãnh đạo cũng sẽ ý thức rằng lòng dân lúc nào cũng là yếu tố hàng đầu quyết định cho sự nắm quyền của họ.
Tinh thần quyết chiến
Sáu tháng sau khi cuộc nội chiến xảy ra giờ đây chế độ độc tài toàn trị Gaddafi tưởng chừng như không bao giờ lung lay nay đã phải cam tâm nhìn nhận rằng sức mạnh và sự đàn áp của cả hệ thống quân sự lẫn an ninh cuối cùng đã phải chịu nhường bước cho người dân, những con người vài tháng trước đây chưa bao giờ biết tới khẩu súng nay đã thành thạo như những người lính chuyên nghiệp trung thành với chế độ Gaddfi.
Khi Quảng trường Xanh nổi tiếng của Tripoli vào tay quân nổi dậy cũng chính là lúc kẻ độc tài phải lánh mặt và đẩy đàn em ra phía trước. Người ta không biết những kẻ trung thành với Gaddafi sẽ còn trung thành bao lâu nữa nhưng chắc chắc một điều là người dân Lybia nay đã khác với 6 tháng về trứơc, không những chấp nhận đấu tranh trực diện với những kẻ theo gót độc tài mà họ còn sẵn sàng đổ máu cho đến khi nào giành được chiến thắng.
Hơn 30 tỷ đô la tài sản mà Gaddafi thu được từ tài nguyên quốc gia lẫn mồ hôi nước mắt của người dân Lybia nay không thuộc về y nữa. Các nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ đã phong toả toàn bộ các trương mục mà Gaddafi hay gia đình đứng tên. Riêng những tài sản chưa phát hiện cũng sẽ bị tịch thu trả lại cho đất nước và con người Lybia để dùng vào công cuộc tái thiết thời hậu chiến. Giấc mơ chúa tể qua 42 năm cầm quyền với kết quả cuối cùng là cả gia đình của Gaddafi không thoát khỏi sự phán xét của dân chúng.
Tấm gương sắt máu này có làm cho các chế độ độc tài trên thế giới, trong đó có Việt Nam, run sợ hay không? Và liệu họ còn bưng bít thông tin này trong bao lâu nữa khi mà hệ thống internet toàn cầu đã khiến trái đất trở thành nhỏ bé dưới mười ngón tay của người dân? Giáo Sư Trần Khuê, một trí thức nổi tiếng phân tích sự độc tài của Việt Nam như sau:
Ở Việt nam thì độc tài không phải là độc tài cá nhân mà là độc tài tập thể! Ông Nguyễn Văn An cựu chủ tịch Quốc hội đã nói: ‘Chúng ta là vua tập thể mà!’
GS Trần Khuê
“Ở Việt nam thì độc tài không phải là độc tài cá nhân mà là độc tài tập thể! Ông Nguyễn Văn An cựu chủ tịch Quốc hội đã nói: ‘Chúng ta là vua tập thể mà!’ Thành ra sụp đổ của Việt Nam có lẽ nó cũng khác với sụp đổ các nơi.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Minh Tríết ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng, gương mặt các ông đều tử tế cả, nói năng nhã nhặn tử tế cả, không có tâm địa gì…nhưng cứ họp vào thì ra toàn những chỉ thị, những nghị quyết các thứ rất độc ác. Cho nên độc tài Việt Nam nó có đặc điểm như thế, đặc điểm ‘độc tài tập thể’.”
Độc tài tập thể đã làm ngơ các vụ dân oan bị lấy đất công khai, công an đánh chết dân trong trại giam cùng với việc bắt giữ người không cần giấy toà án đã làm cho dân chúng mất hẳn niềm tin nơi nhà cầm quyền. Khi ý thức luật pháp bị coi thường thì toàn xã hội trở nên vô pháp luật là điều dễ hiểu.
Nhà nước phải làm gì?
Thế nhưng khác với Lybia, theo nhiều người cho rằng đối với Việt Nam một cuộc nổi dậy của người dân là điều hoang tưởng. Người Việt vốn không thích chính trị, lại an phận và chịu nhịn nhục đã quen, nếu phải bỏ tài sản ít ỏi của mình để đánh đổi sự thay đổi của đất nước là điều khó xảy ra. Giáo sư Trần Khuê không đồng ý với kết luận này. Ông lấy việc UBND thành phố Hà Nội ký giấy cấm biểu tình hồi gần đây làm thí dụ, ông nói:
“Hoàn toàn không phải như thế, khi có cái lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố vi phạm hiến pháp như thế thì 20 trí thức ở thủ đô đã ký luôn cái giấy phản đối. Người ta sắp công bố kiến nghị của 90 trí thức cả Nam lẫn Bắc phải thay đổi thể chế, phải dân chủ hóa thực sự chứ không phải là dân chủ vờ vịt được nữa…còn nói dân Việt Nam chỉ lo ăn lo mặc trong đời sống hàng ngày thì không có chuyện đó đâu.”
Những việc làm hồi gần đây của một số cán bộ đã làm dư luận trở nên bức xúc khi người dân không được thể hiện nguyện vọng của mình một cách công khai trước mối hoạ Bắc phương. Trí thức trở thành điểm tựa cho người dân trước những vụ biểu tình chống Trung Quốc là một trạng thái mà chính nhà nước cũng khó ngờ tới.
Thói quen xem trí thức như công bộc của nhà nước không những khiến nguyên khí quốc gia hao hụt mà còn làm cho sự phát triển đất nước chùn lại trong một thời gian rất dài. Trí thức ngày nay không còn chờ đợi ân sủng nhà nước trao cho mà họ chủ động làm những việc cần làm, kể cả hô hào một cuộc thay đổi toàn diện cho đất nước theo kịp với đà tiến của dân tộc.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhận định của ông về mối tương quan giữa trí thức và nhà nước trước những kinh nghiệm của Lybia như sau:
“Nếu nhà cầm quyền sáng suốt thì sự đổ vỡ không xảy ra. Nều nhà cầm quyền không sáng suốt thì đổ vỡ là điều chắc chắn. Ở Lybia là một thí dụ cho thấy như vậy.
Nếu nhà cầm quyền sáng suốt thì sự đổ vỡ không xảy ra. Nều nhà cầm quyền không sáng suốt thì đổ vỡ là điều chắc chắn. Ở Lybia là một thí dụ cho thấy như vậy.
GS Nguyễn Đăng Hưng
Người dân phải làm gì thì tôi nghĩ là khó nói mà quan trọng hơn là nhà cầm quyền phải làm gì thì ta có thể xác định nó rõ rệt hơn. Vì dân phải làm
gì thì phải tuỳ theo ý thức của người dân mà nhất là tương quan giữa người dân và chính quyền
Cái mà chính quyền làm thì thấy rõ hơn. Khi mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền không được giải toả thì không chóng thì chầy sẽ xảy ra đổ vỡ.”
Nên đối thoại với trí thức
Với GS Trần Khuê thì vấn đề đối thoại với trí thức được xem là rất cần thiết nếu không muốn mối quan hệ giữa hai bên bùng nổ vì sự chèn ép quá độ của nhà nước, ông nói:
“Nếu anh không đối thoại không bàn bạc, không điều chỉnh tốt thì cuối cùng nó sẽ bùng nổ! Nén mãi thì tức nuớc vỡ bờ, áp lục nén càng mạnh thì bùng nổ càng cao. Tôi cũng như những người anh em trí thức tránh cho lãnh đạo tai hoạ. Bây giờ người ta thất nghiệp, người ta mất ruộng đất, người ta mất công ăn việc làm, người ta bị ức hiếp người ta bùng dậy thì xin lỗi, người ta băm nhỏ từng người một! Chưa biết vào lúc nào thôi chứ tất yếu là phải bùng nổ, tất yếu là phải sụp đổ.
Phải nói là tầng lớp trí thức của bất cứ dân tộc nào đều là tầng lớp elite, tầng lớp ưu tú, tinh hoa của dân tộc. Nó là tiếng nói của dân tộc. Nó là “diện” nguyện vọng của dân tộc. Tầng lớp trí thức bao giờ cũng là đội tiền tiêu. Họ nhìn xa và báo hiệu những tai hoạ cho dân tộc.”
Tầng lớp trí thức bao giờ cũng là đội tiền tiêu. Họ nhìn xa và báo hiệu những tai hoạ cho dân tộc.”
GS Trần Khuê
Không ai muốn thấy sự đổi đời phải tắm bằng máu, nhất là với Việt Nam một đất nước đã chịu quá nhiều đau đớn. Thế nhưng khi một bên cai trị với bàn tay sắt mà không có con tim chia sẻ và trí óc minh mẫn thì người dân chỉ biết trông cậy vào giới trí thức nói giùm tiếng nói của họ. Mà đã trông cậy rồi thì lòng dân thuộc về ai chắc nhà cầm quyền cũng rõ hơn ai hết.
Theo dòng thời sự:
- Người Việt nghĩ gì về sự kiện Tripoli?
- Chế độ Gadhafi đến hồi kết
- Libya: hàng loạt vụ nổ tại thủ đô Tripoli
- Lybia: Tướng tư lệnh lực lượng nổi dậy bị ám sát
- Quan ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”
- Khối 8406 kêu gọi hưởng ứng "Cuộc Cách Mạng Hoa Lài"
- Tại sao lại thù ghét hòa bình?
- Các nhà dân chủ VN nghĩ gì về cuộc “Cách Mạng Hoa Lài”?
- Bức tranh nhân quyền tại VN
- Cuộc vận động cho nhân quyền VN