Tù nhân chính trị chết trong trại giam khi sắp mãn hạn

Một tù nhân chính trị sắp mãn hạn 15 năm tù giam vừa qua đời. Đó là ông Nguyễn Văn Trại.
Gia Minh, biên tập viên

Một người từng bị giam chung với ông và đã mãn hạn tù là ông Nguyễn Bắc Truyển , qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh vào ngày 12 tháng 7, cho biết một số thông tin về người tù chính trị mà lâu nay
Các tù nhân trại giam Xuân Lộc đi lao động. Screen capture
Các tù nhân trại giam Xuân Lộc đi lao động. Screen capture
Screen capture
ít được nhắc đến đó.

Tù chính trị không được giảm án

Gia Minh: Xin ông cho biết những điều mà ông biết được về ông Nguyễn Văn Trại?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi là người từng bị giam giữ chung với ông Trại từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010. Chúng tôi bị giam tại phân trại số 2, Trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Vào thời điểm tháng 7 năm 2009, ông Trại được chuyển từ phân trại số 3 ra phân trại số 2, nơi lúc đó tôi đang bị giam giữ.

Gia Minh: Ông có những nhận xét về tù nhân Nguyễn Văn Trại bị giam chung với ông là thế nào?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ông Nguyễn Văn Trại cũng như những tù nhân lớn tuổi khác họ đều phải trải qua thời gian giam giữ lâu và hà khắc, và họ mang những trọng bệnh trong người. Có rất nhiều người rơi vào trường hợp như ông Nguyễn Văn Trại. Cho đến thời điểm tháng 5 năm 2010, khi tôi hết án tù giam để trở về với gia đình; lúc đó ông Trại bắt đầu phát bệnh: có những biểu hiện về bệnh gan như vàng da, tay chân bị tê.

Gia Minh: Xin ông cho biết những qui định của nhà tù đối với những tù nhân bị bệnh như thế theo chuẩn nhân đạo ra sao?
Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo.
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tù chính trị có được những sự dễ dãi hơn tù thường phạm. Tuy nhiên vì để bảo đảm an ninh, nên tù chính trị cũng phải chịu những qui định rất hà khắc. Trong trường hợp người tù chính trị bị bệnh, cũng được chuyển lên trại giam, cũng được ra ngòai để chữa bệnh. Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo. Tôi chỉ thấy một trường hợp của ông Trương Văn Sương, được cho về chữa bệnh tại nhà. Còn
 đối với những trường hợp mà tôi đã sống tại trại giam Xuân Lộc thì hòan tòan không thấy điều đó. Trước đây có trường hợp ông Trần Văn Thiêng, bệnh rất nặng, gia đình gửi đơn đi khắp nơi xin được tạm ngưng thi hành án để về nhà chữa bệnh, nhưng lời xin đó không được Nhà nước và trại giam Xuân Lộc đồng ý.

Hình ảnh cuối của ông Nguyễn Văn Trại trước lúc qua đời chỉ con da bọc sương.
Ông Nguyễn Văn Trại trước lúc qua đời: chỉ con da bọc xương. Source VNRs
Source VNRs
Theo tôi về mặt nhân đạo của vấn đề này hết sức tồi tệ. Tôi phải nói rất đau lòng cho trường hợp ông Nguyễn Văn Trại. Nhìn những bức hình da bọc xương của ông Nguyễn Văn Trại, tôi liên tưởng đến những người tù dưới thời Đức Quốc Xã, thế chiến thứ hai.

Những cái chết âm thầm cô đơn

Gia Minh: Sau khi ra tù ông có dịp nào liên lạc được với ông Nguyễn Văn Trại hay không?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bởi chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết. Sau này tôi mới liên hệ được với gia đình ông Trại và có vận động nhờ ‘bà con’ giúp đỡ để gia đình ông có thể đi thăm nuôi thường xuyên hơn. Gia đình ông Trại rất nghèo không có khả năng thăm ông thường xuyên, mua những thuốc đặc trị để chuyển vào cho ông.
chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết.
Gia Minh: Chúng tôi có liên lạc với gia đình ông Nguyễn Văn Trại, nhưng lúc này ‘tang gia bối rối’ nên không thể trình bày về trường hợp phải đi tù của ông ta; vậy ông là người từng bị giam chung với ông Trại, xin ông cho biết sơ lược lại trường hợp tù tội của ông Nguyễn Văn Trại?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Trong quá trình ở chung, ông có kể tôi nghe vào thời điểm thập niên 90, ông tham gia các tổ chức đòi dân chủ- nhân quyền cho Việt Nam tại Kampuchia. Đến năm 1996 ông bị bắt tại biên giới Kampuchia- Thái Lan và đưa vể Việt Nam kết án 15 năm tội danh ‘trốn ra nước ngòai chống Việt Nam’, sau đó ông bị chuyển đến giam tại Trại giam Xuân Lộc cho đến ngày ông qua đời.
Trong thời gian bị giam dù lớn tuổi, sức yếu, không được gia đình thăm nuôi thường xuyên; nhưng tôi thấy tinh thần yêu nứơc của ông rất mạnh mẽ và ưu tư về tình hình của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Bắc Truyển về những thông tin chia xẻ liên quan tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại vừa mới qua đời.

Theo dòng thời sự:


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/07/2011 15:28

Nếu nói về “nhân đạo” của bọn VGCS này thì khó có giấy mực nào kể hết. Sau đây là hai chuyện điển hình. Trong trại tù tại Phước Long, giai đoạn 1977-1979. Trong trại có một tên bộ đội Hồ không hiểu vì sao bị thương ở chân. Đồng bọn chúng trói tên này lại, dùng cưa tay cưa chân của hắn rồi quẳng vào ... chuồng lợn. Một sĩ quan “cải tạo” khác bị bắt đi lao động đốn cây và bị một cây tre đè vào lưng trầy xát. Vết thương sau đó nhiễm trùng nhưng chúng không cho về, mãi mấy tháng sau khi ông này gần hấp hối thì nó mới cho về, và người nhà khi trị thương cho ông thì thấy ... dòi bò lúc nhúc từ vết thương trên xương sống. Ít ngày sau ông qua đời.

Anonymous
12/07/2011 18:31

Thật là dã man, miệng thì nói không có tù nhân chính trị hay tôn giáo nhưng các trại tù đầy ác những tù nhân chính trị và tôn giáo, họ bị đối xử còn tàn bạo hơn phát xít hit le, một chế độ dã mam vô nhân đạo nhất thế giới.

Anonymous
13/07/2011 05:44

Ác độc đến thế,nhưng trời cứ dung dưởng bọn qủi ma này hoài.Hình ông Nguyễn Văn Trại nằm trên giường đâu có khác chi những người tù thời Đức quốc Xã.như vậy chứng tỏ rằng; với chế độ CSVN nó còn tàn ác và dã man gấp ngàn lần Hitler.

Anonymous
13/07/2011 01:19

Mấy ý kiến của các bạn sao nghe chói tay quá. Biết thì nói, không thì thôi. Là người Viêt Nam sao cái đầu của mấy bạn nghĩ như kẻ vô học