Người Việt hải ngoại nghĩ gì về phiên tòa Thái Hà?

Hôm thứ Hai 8-12-2008, tại phiên tòa lưu động diễn ra ở phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội, 8 giáo dân Thái Hà đã bị tuyên phạt các bản án treo và cảnh cáo.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2008.12.09
ThaiHa-outside-trail-12082008-305.jpg Nhiều giáo dân tập trung trước tòa án với các biểu ngữ "Anh Chị Em chỉ bảo vệ công bằng", "Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thể xác chứ không tiêu diệt được linh hồn".
AFP PHOTO/Frank Zeller

Đón nhận tin này, các vị lãnh đạo tinh thần và người Việt hải ngoại nghị gì về vụ án này?

Hoà thượng Thích Tánh Thiệt, Hội trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam vùng Rhone, miền Nam nước Pháp, nói rằng không riêng gì giáo sứ Thái Hà, mà một ngôi chùa ở Bảo Lộc cũng gặp hòan cảnh tương tự:

“Án treo là một hình thức xử lý nhẹ, nhưng cũng gây sự bức xúc lớn trong cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam. Chùa Bát Nhả ở Bảo Lộc cũng đang bị khó khăn như giáo xứ Thái Hà vậy.

Người dân trong và ngoài nước đều không công nhận bản án đó, vì tòa chỉ là bình phong để thi hành chỉ thị của đảng cộng sản, nhằm đe dọa người dân, khi họ muốn bày tỏ công khai quan điểm hay nguyện vọng chính đáng của mình.
Ô. Hoàng Tôn Long, Đức quốc

Tình hình sinh hoạt tôn giáo trong nước cần được người Việt hải ngoại lưu tâm, vì sẽ còn gặp nhiều cản trở từ phía chánh quyền. Chúng tôi đang cầu nguyện cho sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam được phục hồi, theo đúng ý nguyện của mọi người dân Việt”.

Luật pháp bị lạm dụng 

Linh Mục Nguyễn Hùng Lân, phụ trách giáo xứ giòng Phan-xi-cô ở thủ đô Bruxelles, vương quốc Bỉ, cho việc xử án các giáo dân Thái Hà là một sự lạm dụng luật pháp,  đe dọa quyền tự do tín ngưỡng:

ThaiHa-trail-12082008-305.jpg
Bị cáo Thái Thanh Hải, một trong 8 giáo dân bị khởi tố, đang trả lời trước phiên tòa ở Hà Nội hôm 8-12-2008. Hình chụp qua màn hình tivi.
AFP PHOTO
“Công lý có thể được giải quyết một khi hai bên nhà nước và nhân dân cùng tôn trọng sự thật. Vì những quyền lợi riêng mà chánh quyền xử sự không đúng với lẽ phải.

Sau vụ Thái Hà sẽ còn nhiều vụ án tôn giáo khác. Nguyện vọng của giáo xứ  Thái Hà đã không được tôn trọng, trái lại còn kết án các giáo dân. Đây là một sự bất công,  đáng lý ra, các giáo dân bị xét xử phải được trắng án.”

Bà Nguyễn Thị Ngọc An, công dân Pháp gốc Việt, nhấn mạnh vì e ngại sự thật, nên nhà nước đã sử dụng võ lực để giải tán những cuộc tập họp cầu nguyện tại Thái Hà và kêu án những giáo dân đấu tranh ôn hòa:

“Việt Nam đã là một nước độc lập, nhưng không có tự do tín ngưỡng. Nhà nước không thể áp đặt bất cứ sự ràng buộc nào đối với các sinh hoạt tôn giáo. Việc sử dụng bạo lực là để ngăn cản cuộc đấu tranh vì tự do tín ngưỡng.

Chế độ cầm quyền sợ nói lên sự thật, nên giới hạn tự do báo chí, gây khó khăn cho tôn giáo. Án treo đối với các giáo dân Thái Hà phải được vô hiệu hóa.”

Ông Hoàng Tôn Long, công dân Đức gốc Việt, cho rằng quyết định của tòa án xử 8 giáo dân  là do cấp trên truyền xuống, để đề phòng những cuộc biểu tình, vận động như từng đã diễn ra:

“Người dân trong và ngoài nước đều không công nhận bản án đó, vì tòa chỉ là bình phong để thi hành chỉ thị của đảng cộng sản, nhằm đe dọa người dân, khi họ muốn bày tỏ công khai quan điểm hay nguyện vọng chính đáng của mình.”

Bạn nghĩ gì về phiên tòa này? Hãy gửi đến Ban Việt ngữ ý kiến của Bạn. email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể tham gia thảo luận tại trang blog của RFA www.rfavietnam.com

Diễn đàn Vietcatholic cho biết giáo dân thuộc hàng trăm giáo xứ khắp nước, tiếp tục tổ chức những buổi cầu nguyện, để cầu xin bình an cho 8 giáo dân Thái Hà, vừa bị tòa xử án treo và cảnh cáo vì cáo buộc họ tội gây xáo trộn an ninh trật tự và phá hoại tài sản nhà nước.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.