Khả năng Mỹ can dự vào biển Đông

Trước những căng thẳng gia tăng tại biển Đông, đã có nhiều tiếng nói từ các nước có liên quan trong khu vực và từ cơ quan lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Mỹ tham gia một cách tích cực hơn vào việc tìm ra giải pháp cho tranh chấp này.
Việt Hà, phóng viên RFA
2011.06.30
000_Hkg4967416-305.jpg Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (P) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á tại Singapore ngày 03 tháng 6 năm 2011.
AFP photo

Vai trò của Mỹ

Thời gian gần đây, người ta thấy ngày càng nhiều những lời kêu gọi Mỹ phải can thiệp nhiều hơn vào khu vực này để đóng vai trò như một lực lượng cân bằng với một Trung Quốc có tiềm năng quân sự áp đảo đối với các nước đòi chủ quyền khác trong ASEAN.

Trong buổi tọa đàm về biển Đông vào ngày 13 tháng 6 tại Washington, thượng nghị sĩ Jim Webb đã nói:

“Tôi nghĩ chính phủ đã có những phản ứng quá yếu trước vấn đề này. Chúng ta nói không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền có nghĩa là chúng ta đã tỏ rõ lập trường. Theo tôi chúng ta nên làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết vấn đề.

Đây không chỉ là vấn đề chủ quyền mà còn nhiều tương lai kinh tế ở đó. Vì vậy Hoa Kỳ cần phải tham gia như một lực lượng cân bằng để đưa vấn đề này ra thảo luận. Việc Mỹ đứng lên và cho thấy khả năng lãnh đạo của mình để đưa vấn đề ra bàn thảo là hết sức quan trọng.”

Việc Mỹ đứng lên và cho thấy khả năng lãnh đạo của mình để đưa vấn đề ra bàn thảo là hết sức quan trọng.

TNS Jim Webb

Ngay các nước có chủ quyền trên biển Đông thuộc khối ASEAN là Philippines và Việt Nam cũng đã bày tỏ mong muốn có sự tham gia của Mỹ vào vấn đề này. Tổng thống Philippines hồi đầu tháng sáu đã lên tiếng kêu gọi Mỹ giúp kiềm chế tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông vì khả năng quốc phòng của Philippines quá yếu so với Trung Quốc.

Trong hội thảo về an ninh biển Đông diễn ra tại Washington hôm 20 tháng 6 vừa qua, các học giả Việt Nam cũng cho rằng Mỹ nên tham gia để giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông bởi Mỹ cũng có những lợi ích trong khu vực. Luật sư Nguyễn Duy Chiến, thuộc học viện Ngoại giao Việt Nam nói:

“Vấn đề Biển Đông có những khía cạnh rất là quan trọng mà tất cả các nước đều có lợi ích, ví dụ duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, hoặc là thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các nước về Biển Đông thì cái này nó cũng đáp ứng lợi ích của nhiều nước.

Và ví dụ như Mỹ thì họ cũng có lợi ích trong vấn đề duy trì hòa bình ở Biển Đông, và có lợi ích trong vấn đề tự do hàng hải. Do đó sự đóng góp của tất cả các nước, trong đó có Mỹ, vào việc duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định ở Biển Đông là rất cần thiết, và cái này hoàn toàn là đáng hoan nghênh.”

Mối liên hệ kinh tế - chính trị

001_GR257876-200.jpg
Bản đồ khu vực ở biển Đông, nơi chính phủ Philippines đã tố cáo tàu quân sự Trung Quốc dỡ vật liệu xây dựng trái phép. AFP photo
Bản đồ khu vực ở biển Đông, nơi chính phủ Philippines đã tố cáo tàu quân sự Trung Quốc dỡ vật liệu xây dựng trái phép. AFP photo
Đã có những lo ngại căng thẳng trên biển Đông có thể dẫn đến xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nhưng nếu xung đột có xảy ra, liệu Mỹ có thể can thiệp?

Theo giáo sư Renato Cruz De Castro, thuộc trường đại học De La Salle của Philippine thì điều này cũng rất khó nói bởi những khó khăn từ chính nước Mỹ.

“Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là cùng nhau tìm cách hạn chế Trung Quốc, và tất nhiên là phải dựa vào sức mạnh của Mỹ. Tuy nhiên nếu nhìn vào những gì mà nước Mỹ đang phải đối mặt, nhất là thâm hụt ngân sách thì chúng ta không thể không đặt câu hỏi là liệu Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là cường quốc trên biển Thái Bình Dương trong vòng 3 cho tới 5 năm tới hay không?

Và trong trường hợp đó thì chỉ còn cách là chấp nhận những cái gì không tránh khỏi một học thuyết Monroe của Trung Quốc đối với Đông Á.”

Tất nhiên Philippines đã có một hiệp ước quân sự với Mỹ mà theo đó nếu như tàu hay lãnh thổ của Philippines bị tấn công thì Mỹ sẽ phải bảo vệ đồng minh của mình. Nhưng nếu tấn công xảy ra đối với các khu vực đang tranh chấp giữa nhiều nước thì Mỹ lại không thể ra tay bảo vệ Philippines theo hiệp ước quân sự đã ký.

Theo một phân tích gia Đông Nam Á là tiến sĩ Ian Storey thì Mỹ có thể can thiệp tích cực hơn bằng cách gia tăng sự có mặt của mình trong khu vực.

“Mặc dù đúng là thực tế nước Mỹ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và ảnh hưởng tới ngân sách của họ. Nhưng Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rõ là Mỹ cam kết về mặt quân sự trong khu vực, sẽ tăng thêm sự có mặt của mình tại khu vực, và thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực.”

Nếu nhìn vào những gì mà nước Mỹ đang phải đối mặt, nhất là thâm hụt ngân sách thì liệu Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là cường quốc trên biển TBD trong vòng 3 cho tới 5 năm tới hay không?

GS Renato Cruz De Castro

Hồi giữa tháng sáu, Mỹ đã điều tàu chiến USS Chung Hoon, là tàu chiến hiện đại nhất của mình đến biển Đông và biển Sulu phía tây Philippines để theo dõi các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.

Mỹ cũng tham gia diễn tập với hải quân Philippine vào hôm 28 tháng 6 tại biển Sulu vốn chỉ cách biển Đông bởi đảo Palawan.

Lập trường của Mỹ?

000_Hkg4375522-250.jpg
Tàu sân bay USS George Washington dẫn một tàu tuần dương tên lửa và ba tàu khu trục của Nhật Bản trong thời gian Mỹ-Nhật tập trận quân sự ở Thái Bình Dương vào ngày 10/12/2010. AFP
Tàu sân bay USS George Washington dẫn một tàu tuần dương tên lửa và ba tàu khu trục của Nhật Bản trong thời gian Mỹ-Nhật tập trận quân sự ở Thái Bình Dương vào ngày 10/12/2010. AFP
Tuy nhiên lập trường của chính phủ Mỹ từ trước tới nay đối với vấn đề biển Đông vẫn là không đứng về bất cứ bên nào đòi chủ quyền tại biển Đông.

Vì vậy, sự can thiệp của Mỹ vào việc giải quyết tranh chấp là rất hạn chế. Giáo Sư Donald Emmerson, Giám đốc diễn đàn Đông Nam Á của đại học Stanford, Hoa Kỳ nhận xét:

“Mỹ không nên can dự bằng bất cứ cách nào cho thấy là Mỹ đang ủng hộ một bên nào đó trong tranh chấp này, vì việc này sẽ có tác dụng ngược, sẽ làm tình hình thêm xấu và sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề thêm khó khăn. Tôi cũng không thấy có bằng chứng nào cho thấy là Mỹ sẵn sàng làm điều này.

Đây là một trường hợp vô cùng phức tạp, và Mỹ không nên tham gia bằng bất cứ cách nào để có thể làm cho người ta hiểu là Mỹ bênh vực một bên nào đó.”

Theo giáo sư Emmerson thì ngay cả đề nghị để Mỹ làm trung gian cho các đối thoại giữa các bên liên quan cũng là không nên.

Việc Mỹ không phê chuẩn công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) hiện cũng bị coi là một cản trở cho việc Mỹ can thiệp tích cực hơn vào vấn đề biển Đông. Giáo sư Emmerson giải thích:

“Việc không phê chuẩn công ước này có nghĩa là nếu trong trường hợp Mỹ phải có lập trường nào trong vấn đề tranh chấp đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ theo công ước về luật biển mà Mỹ không tham gia, và điều này cực kỳ quan trọng.”

Đã có những thượng nghị sĩ kêu gọi việc phê chuẩn công ước này nhưng theo các phân tích gia thì điều này khó có thể xảy ra vì phe bảo thủ của Mỹ sẽ không muốn những hoạt động trên biển của Mỹ bị hạn chế bởi công ước này.

Mặt khác, mặc dù chính phủ của tổng thống Obama rất muốn được phê chuẩn công ước này nhưng với cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào năm tới thì, theo giáo sư Emmerson, những nỗ lực chính trị trong chính trường Mỹ sẽ được dồn vào các cuộc vận động tranh cử.

Và cuối cùng, tất nhiên dù Mỹ có muốn tham gia tích cực hơn nữa vào vấn đề biển Đông thì cũng không thể quên là Trung Quốc vẫn luôn có thái độ cứng rắn trong vấn đề này, tức là không muốn Mỹ can thiệp vào các tranh chấp trên biển Đông.

Mỹ không nên can dự bằng bất cứ cách nào cho thấy là Mỹ đang ủng hộ một bên nào đó, vì việc này sẽ có tác dụng ngược, sẽ làm tình hình thêm xấu và sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề thêm khó khăn.

GS Donald Emmerson

Cho đến lúc này, những gì mà người ta có thể nhìn thấy từ phía Mỹ vẫn chỉ là những lời tuyên bố về lợi ích của Mỹ trên biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế và ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tranh chấp này.

Tuy nhiên, rõ ràng với những diễn biến gần đây trên biển Đông, những hành động này của Mỹ dường như vẫn không đủ để trấn an các nước trong khu vực đang bị lấn lướt bởi sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
30/06/2011 21:14

Khi nao Viet Nam co quyen tu do con nguoi? Neu My muon can thiep vao Bien dong, hay bat bon cong san tha nhung nguoi bi bat vi bat dong chinh kien, thi My tham gia Viet Nam

Anonymous
01/07/2011 02:25

nd vn hay dung len danh bon tau cong xam luoc nd vn hay mot long yeu nuoc bo xa cai bon cong quyen cs tham nhung kia di va hay nho de su hien dien cua chinh phu hoa ky hay giup nhan dan vn ko de cho bon tau tuong banh chuong hay danh nhu. chung nhu tran hung dao va nguyen trai hay la thanh giong dai vuong con tau cua chung hay duc nhu yet kieu ngay truoc cho bon tau chet hat di do tham vong banh chuong chung no dinh banh chuong ca nuoc my nua do nd vn va the gioi hay mong su ung ho cua hoa ky danh tan bon tau do di

Anonymous
11/07/2011 10:37

Khi Trung Quốc chiếm Trường Sa, Mỹ đứng nhìn không giúp VNCH. Nay Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa, Mỹ cũng sẽ đứng nhìn không giúp CSVN. Vì Không có lợi cho cả hai khi Mỹ Tàu đánh nhau vì VN.

Anonymous
02/07/2011 01:01

Tất cả chỉ vì quyền lợi thôi. Nếu giúp được thì rất cảm ơn và xin hậu tạ.

Anonymous
30/06/2011 14:40

mĩ bị trung quốc lừa đến hết đợt này đến đợt nọ, ngày xưa trung quốc mặt tươi cười hớn hở và nói là sẽ không chống mĩ nay trung quốc là chủ nợ lớn nhất của mĩ, nay đã có máy bay tàng hình và tàu sân bay rồi đưa người lên vũ trụ,đã dám lớn tiếng chỉ trích mĩ. Sắp tới, trung quốc sẽ copy toàn bộ công nghệ mĩ và thống trị kinh tế thế giới. Mĩ mà không giúp đông nam á trong lúc này thì 100 năm sau họ sẽ phải hối hận và họ cũng tự biết điều này

Anonymous
01/07/2011 01:43

Vì tương lai con cháu chúng ta mai sau, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ sự công bằng và lẻ phải trước khi quá muộn màn. Những cơ hội mà chúng ta đang có hôm nay, con cháu chúng ta sẽ không bao giờ có được trong tương lai nữa cả. Có ai trong chúng ta lại muốn nhân loại này, là nô lệ của bọn TQ tham lam trong tương lai.

Anonymous
30/06/2011 21:19

Yeu cau My dung nhung vao ben dong, de Viet Nam mat nuoc. Co the moi vach duoc mat bon cong san.Tha mat nuoc, dung de bon cong san nay nam quyen, dan cang kho hon.

Anonymous
01/07/2011 02:02

theo toi bay gio cu thay doi che do cong quyen cua bon csvn nhu nhuoc di la nhanh nhat va tat ca nhan dan vn hay dung len bao ve to quoc ko de bon banh chung quong cong lam can danh cho chung tan tanh hay dong gop tien cua cua nhan dan yeu nuoc vao de mua vu khi neu trong dat nuoc trong che do cong co nhung nguoi yeu nuoc thi hay gui gam vao long tin ma di ngoai giao de ma mua nhieu vu khi vao danh cho bon tau tuong mot tran tan khoc thi thoi dat nuoc ta ngan nam bi do ho nhung van giu duoc giang son cua cac vua hung de lai chung ta hay dung len hoi nhung nguoi yeu nuoc

Anonymous
01/07/2011 06:20

Vote cho Le Saigon 1 phieu!! Rat dung " Co sung dan ma mat long dan thi..". Nghe cai bai phong su nay lam minh co cai du doan hoi Ky di ( xin loi chi la cam tinh rieng thoi) Co the co kha nang My se choi tro Nhu Nga ky hiep uoc ngam voi Duc quoc xa chia doi Chau Au ( World War 2)> Moi thu deu co the xay ra khi ma tien le cua su di dem giua My va Trung Quoc da tung Xay ra. Va dung voi cai Cau ma cac Chinh khack va Land Dao My luon tam niem " Loi Ich Nuoc My La Tren Het"

Anonymous
02/07/2011 02:52

Khong phai MY khong co du KHA NANG de sanh TRUNG CONG , Hoa Ky thua Suc ve Van Chat Lan Tinh Than , nhung My co DAM danh Trung Cong hay Khong moi la QUAN TRONG .Xin Dung noi DOI DAU hay DOI DICH, ,,,,KHa Nang thi Thua qui Vi ...Chi co DAM hay KHONG DAM ma thoi .

Anonymous
30/06/2011 12:13

Chúng tôi biết đến tình cảnh khó xử và những khó khăn kinh tế của Hoa Kỳ, nhưng vẫn mong muốn quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn ở biển Đông. Ý đồ bành trướng, thông tính Việt Nam của bọn bành trướng Bắc Kinh ngày càng lộ rõ. Biết là nhân dân VN không thể đánh thắng quân xâm lược phương Bắc, nếu chúng liều lính xâm lược. Nhưng đa phần nhân dân VN (trừ một thiểu số cầm quyền đang âm thầm đi đêm với Bắc Kinh với động cơ mờ ám) sẽ không dễ dàng để cho bọn xâm lược muốn làm gì thì làm. Có cả hàng vạn người VN sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc.

Anonymous
30/06/2011 22:31

Tình thế hiện nay nó khác,không phải nước lớn lắm của nhiều tiền mà ăn cướp nước khác được.Mỹ đã phải thua cuộc tại Việt nam đó thôi.Còn từ trước tới nay dân ta có kinh nghiệm chống lại bao lần với giặc phương bắc.AI đã đánh tan 20 vạn quân Thanh.Ai đuỗi khỏi bờ cõi quân Tầu Tưởng.Đặng Tiểu bình xâm lược 1979 khi ta vừa đánh Mỹ xong.Nếu 1974 Tầu chiếm Hoàng sa từ tay Ngụy quyền.còn không thể chiếm hết Hoàng sa 1988 của ta.Nay ta không cô lâp,ta có cả những người chân chính trên thế giới yêu hòa bình,tôn trọng lẽ phải ủng hộ.Trung quốc không dám đánh ta.Tin tưởng vào đối sách có dầy kinh nghiệm của dân tộc ta:lấy trí nhân thay cường bạo lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn.không nghe những kẻ hận thù dân tộc này nói xấu chế độ nhằm chia rẽ giữa chính quyên với dân,tiếp tay cho bọn phản động phá hoại đât nuơc.

Anonymous
01/07/2011 03:54

My khong nen giup VN vao luc nay, phai de cho chinh quyen VN hoac thay doi theo huong dan chu, tu do , hoac chet duoi tay trung quoc.

Anonymous
30/06/2011 14:59

THAT RA MA NOI BON LANH DAO VN VI QUYEN LOI CA NHAN DA DI NHAM VA BAN NUOC CHO TRUNG QUOC,CHI CO CACH MANG HOA NGAI VA THAY DOI CHE DO ,THI DAT NUOC TA MOI THAT SU DOC LAP VA TU DO BON CSVN CHI AP BUC DAN LANH DE CAI TRI DAN VN . CHUNG TA PHAI DUNG LEN DE LAY LAI QUYEN LAM NGUOI.

Anonymous
29/07/2011 22:17

Làm gì có bữa sáng nào miễn phí? VN muốn đc Mỹ bảo kê như Phi luật tân thì phải là 1 đồng minh của Mỹ,phải theo luật chơi do nhà cái Mỹ quy định. Theo kiểu CSVN nghĩa là khó khăn thì nhờ Mỹ,xong việc hay khi vớ đc cái Ô to hơn Mỹ thì vẫn chỉ trich Mỹ nặng nề. CSVN nghĩ CP Mỹ dại thế sao?

Anonymous
30/06/2011 12:03

Việc Quốc gia đại sự đâu phải giải quyết một sớm một chiều!Đâu phải giặc đến nhà rồi mới mang tiền đi mua vũ khí.Có súng đạn mà mất lòng dân thì chế độ cũng không còn.

Anonymous
30/06/2011 20:40

Viet Nam se la khoi dau cho viec phan chia trung cong thanh 5 quoc gia ....cho xem

Anonymous
01/07/2011 03:34

My dung nhung vao.De bon Cong San mat nuoc thi nguoi dan khong con kho nua. Dan qua kho song chung voi bon ngu dot nay. Da dao Cong san

Anonymous
30/06/2011 21:16

Viet Nam chua co quyen con nguoi. Tai sao My lai can thiep vao Bien dong? Bo My muon gi nua a?

Anonymous
01/07/2011 02:20

dat nuoc ngan nam lich su ong cha ta da danh thang bao nhieu bon tau cong xam luoc . con bay gio thi sao chi vi bon che do cong queyn cs tham nhung nhieu su chet ko giam doi dau thoi nhan dan vn hay mong muon tu chinh phu hoa ky hay dung ra giup do hay cung cap vu khi cho vn cho nd vn chu ko phai cho bon cong quyen cs nhu nhuoc .de danh cho bon tau tuong mot tran toi boi thi thoi cac ban co dong y ko hay dung len vi to quoc

Anonymous
30/06/2011 21:23

Tha mat nuoc, de khoi song duoi che do Cong san. Yeu cau My dung nen can thiep vao.My phai co gia tri mot chut chu. My keu goi Viet Nam phai thay doi nhan quyen, nhung bon cong san co nghe dau. Bay gio lai nhung vao can thiep.

Anonymous
30/06/2011 08:07

nhin dang cong san viet nam ,bo dan di ngam voi trung quoc .roi se mat nuoc tu tu.khi nao dang cong san mat di .thi nuoc viet nam cung mat theo.nguoi viet nam muon thou van la no le phuong bac