Thấy gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí Chủ tịch nước?

RFA
2024.10.23
Thấy gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí Chủ tịch nước? Đại tướng quân đội Lương Cường đăng quang chủ tịch nước hôm 21 tháng Mười, 2024
Chính phủ Việt Nam

Diễn biến mới nhất trên chính trường Việt Nam, chiều 21 tháng mười năm 2024, ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước mới. Ông Tô Lâm giờ đây chỉ còn giữ vị trí Tổng bí thư quyền lực nhất. Sự kiện này làm cho nhiều nhà quan sát đặt ra câu hỏi về quyền lực của ông Tô Lâm hiện nay và chính trị Việt Nam trong tương lai. 

“Người đứng đầu trong số những người ngang hàng”

Cụm từ tiếng Latin “Primus inter pares” được cho là cụm từ phù hợp nhất để mô tả vị trí của ông Tô Lâm trên chính trường Việt Nam.  Cụm từ này có nghĩa  “người đứng đầu trong số những người ngang hàng.” 

Trao đổi với RFA, cả Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra, Australia, và Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, đều có cùng nhận định như vậy. 

Nhà độc tài là lãnh đạo chính trị nắm quyền lực tuyệt đối và không có giới hạn. Và với việc trao chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng ông Tô Lâm hiện không phải là một nhà độc tài. Sự hạn chế quyền lực này, theo góc nhìn của vị chuyên gia về Việt Nam người Úc, có liên quan đến  “nhu cầu đạt được sự đồng thuận giữa mười lăm thành viên Bộ Chính trị và quan trọng hơn là đa số BCH Trung ương,.” .

Tổng Bí thư Lê Duẩn từng là một lãnh đạo nắm quyền lực tuyệt đối và bao trùm. Cả trong chiến tranh Việt Nam và sau 1975, quyền lực tuyệt đối của Lê Duẩn khiến cho chính sách sai lầm của ông ta không bị kiểm soát. Việt Nam suy tàn nhanh chóng trong mười năm hậu chiến. Sau khi Lê Duẩn chết năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành cơ chế “tứ trụ”, chia quyền lực trong đảng cho bốn nhân vật cao nhất, nắm các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, có một bộ phận chống lại việc vi phạm truyền thống lãnh đạo tập thể đó, theo GS Zachary và Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ đến từ Na Uy. 

Mặc dù ông Tô Lâm là Tổng bí thư, nhưng theo GS Zachary, có những trung tâm quyền lực khác mà ông ấy phải cạnh tranh, như vậy, ông không giống như Tập Cận Bình bên Trung Quốc.

____________

Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?

Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"

Tân Tổng bí thư Tô Lâm – “Kỷ nguyên mới” có gì mới?

Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam

____________

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành đại hội 14, bầu cử tổng bí thư cho nhiệm kỳ 2026 - 2031. Vì vậy, ông Tô Lâm phải tính toán trước Đại hội 14 sao cho lấy được sự ủng hộ của các ủy viên BCH Trung ương, lấy đủ phiếu bầu trong đảng, nếu muốn làm “trường hợp đặc biệt” sau Đại hội 14. 

Theo tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ, lực lượng chủ yếu đứng sau ông Tô Lâm là công anchứ không có lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phần khác. Ngoài ra, ông ta đã sử dụng lực lượng công an  với thẩm quyền điều tra tội phạm để loại bỏ nhiều chính khách, quan chức khác. Do đó, lực lượng công an và ông Tô Lâm không nhận được nhiều thiện cảm trong hệ thống, mặc dù người ta sợ họ.

Dựa vào những quan sát từ bên ngoài như vậy, theo Tiến sỹ Vũ, có thể phán đoán có những áp lực của các nhóm khác nhau để ông Tô Lâm không tập trung quá nhiều quyền lực mà nhường lại vị trí chủ tịch nước cho ông Lương Cường bên quân đội.

Sức mạnh và hạn chế của ông Tô Lâm

Có một câu hỏi cần đặt ra là sau khi nhường lại chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường thì việc bỏ chức chủ tịch nước có ảnh hưởng đến quyền lực của ông Tô Lâm hay không? Theo nhiều nhà quan sát, ông Tô Lâm vẫn là “người đứng đầu trong số những người ngang hàng”, nhưng đồng thời xuất hiện những hạn chế nhất định.   

Chúng ta hãy nhìn lại chuỗi biến động chính trị từ đầu năm 2024 đến nay.

Võ Văn Thưởng mất chức Chủ tịch nước vào tháng tư, Vương Đình Huệ mất chức chủ tịch quốc hội vào tháng năm. Tô Lâm lên Chủ tịch nước vào tháng năm nhưng được đồn đoán là vẫn giữ kiểm soát Bộ Công an. Việc ông Tô Lâm được cho là vẫn kiểm soát tốt Bộ Công an được chứng minh qua việc Lương Tam Quang – một thân tín của Tô Lâm, lên làm Bộ trưởng Công an.

Cũng trong tháng năm, Bộ Chính trị bổ sung bốn Ủy viên: Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa, và Bùi Thị Minh Hoài. Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày 19 tháng Bảy và sau đó Tô Lâm lên làm tổng bí thư vào ngày 3 tháng Tám. Hai tuần sau Lương Tam Quang được vào Bộ Chính trị.

Và mới đây nhất, Lương Cường trở thành Chủ tịch nước vào ngày 20 tháng mười.

Những diễn biến trên cho thấy điều gì về năng lực của ông Tô Lâm trong bàn cờ chính trị tại Hà Nội? 

Câu trả lời của Giáo sư Zachary Zabuza là bất chấp việc ông Tô Lâm nhường chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, các diễn biến vừa qua và hiện nay cho thấy ông Tô Lâm là người đã và sẽ kiểm soát cục diện chính trường Việt Nam. 

Rất nhiều diễn biến vừa qua cho thấy ông Tô Lâm đang mở đường cho Đại hội 14. Biểu hiện rõ nhất cho điều đó chính là hai nhân vật có thực lực mới được ông Tô Lâm đưa vào Bộ Chính trị trong số năm ủy viên mới được đưa vào kể từ tháng 5: ông Lương Tam Quang và ông Lê Minh Hưng.  

Ông Lương Tam Quang, theo cách gọi của GS Zachary, là người “học trò” của ông Tô Lâm. Còn ông Lê Minh Hưng có quan hệ với ông Tô Lâm thế nào? Ông Hưng là con của cố Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương giai đoạn 1996 - 2000, từng là lãnh đạo của ông Tô Lâm. Hiện nay, ông Lê Minh Hưng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, một vị trí cực kỳ quan trọng trước Đại hội 14 vì phụ trách hồ sơ nhân sự.

Ông Tô Lâm cũng đã bổ nhiệm một phó tướng khác của mình tại Bộ Công an là Tướng Nguyễn Duy Ngọc làm người đứng đầu Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Đây là một vị trí rất có quyền lực đằng sau hậu trường. 

Việc đưa những nhân sự chủ chốt vào các vị trí có quyền lực, trấn giữ các vị trí quan trọng xung quanh mình, có giúp ông Tô Lâm trở nên bất khả xâm phạm tại đại hội 14 hay không? Câu trả lời của Giáo sư Zachary là có.“Ông kiểm soát Bộ Công an, vì vậy ông có thể tiếp tục điều tra những người thách thức ông. Các đồng minh của ông là những người phụ trách nhân sự, thiết lập chương trình nghị sự, và đang lãnh đạo các công tác chuẩn bị - cả về nhân sự và chính sách - trước Đại hội 14.”

Như vậy, mặc dù đã nhường chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường, sức mạnh của ông Tô Lâm vẫn là “người đứng đầu trong số những người ngang hàng” .

Tuy vậy, theo Giáo sư Carl Thayer và Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ, không phải là ông Tô Lâm không có những giới hạn nhất định. 

Theo GS Carl Thayer, “ông Tô Lâm đã không thành công trong việc đưa Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị.” Và việc Tô Lâm từ bỏ chức Chủ tịch nước cho thấy nếu ông muốn nắm quyền sau Đại hội Đảng lần thứ XIV vào đầu năm 2026, “ông phải xây dựng được một liên minh những người ủng hộ vượt ra ngoài phe Hưng Yên.”

Mặt khác, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng khi bỏ vị trí chủ tịch nước, ông Tô Lâm bỏ một vị trí có quyền lực mềm quan trọng: 

“Về mặt quyền lực, người nắm giữ vị trí Chủ tịch nước mặc dù không có thực chất nhiều về quyền lực nhưng có ích lợi là đem lại tính chính danh cho các hoạt động của nguyên thủ. Ví dụ vị trí chủ tịch nước có thể tiếp xúc chính thức với nguyên thủ các nước khác. Ông ta có thể dùng ảnh hưởng đó để thực hiện các hoạt động ngoại giao. Đó là quyền lực mềm của vị trí chủ tịch nước. Còn bây giờ phải chia sẻ vị trí chủ tịch nước cho người khác, một số quyền của ông bị ngăn lại, ông Tô Lâm sẽ tập trung vào bên Đảng. Chúng ta biết rằng ông Tô Lâm không có thời gian dài nghiên cứu về đảng như ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Tô Lâm là con người thực dụng. Cho nên mất đi vị trí chủ tịch nước thì ông cũng bị mất đi một công cụ giúp ông điều chỉnh tốt hơn hướng đi mà ông mong muốn.” 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
23/10/2024 12:18

Từ bỏ vai trò chủ tịch nước, Tô Lâm không mất gì cả, Tô Lâm không muốn vướng vào lời nguyền ở Phủ chủ tịch! Thế giới cũng biết rõ ai là lãnh đạo quyền hành nhất ở VN mà, họ cũng thừa biết Chủ tịch nước, quốc hội chỉ là để trang trí cho thể chế.

Duy Hữu, USA
23/10/2024 14:25

Thế à, thế à " Tô Lâm không phải là nhà độc tài "... thế thì, thế thì ngài Carl Thayer phải là nhà học giả, không phải là nhà học thật,

nói nửa sự thật, nhưng nửa sự thật chỉ là giả sự thật. Tô Lâm " không phải là nhà độc tài ", nhưng là tổng đảng trưởng, đứng đầu của
một tập đoàn đảng viên, đảng trưởng, đảng của các nhà độc tài, độc đảng, độc quyền, Tô Lâm là nhà độc tài của các nhà độc tài.

Anonymous
23/10/2024 20:51

Ở VN ngưòi có quyền lực cao nhất về mặt đảng cũng như về mặt chính quyền , là Ông Tổng BÍ Thư Đảng CS.. Và Chức vụ thứ hai ở VN, là Chử Tịch nưóc , và chức vụ này chỉ mang tính có danh, nhưng không có quyền., cho những ai chỉ là thuộc về dân sự dù ;à đảng viên CS cao chót vót , Thí dụ như Nguyễn Xuân Phúc, rồi Võ Văn THưởng v.v.. cả hai khi nắm giữ chức vụ này, cũng chỉ là kẻ bù hìn, dưói trướng của Tổng Bí Thư Đảng CSVN..Tuy nhiên yình thế sẽ hoàn toàn trái ngược 100% , Nếu Chủ Tịch nưóc lại là một Ngưòi Tướng của quân đội NHân Dân VN , với chức vụ cao chót vót trong quân đội , lên nắm quyền chử Tịch Nưóc, Thì rõ ràng , quyền lực ngầm , và sức mạnh hợp pháp , của ngưòi Chử Tịch này còn cao hơn cả Tổng Bí Thư Đảng CSVN, một khi hai ngưòi này không đờng chí hướng.! Trong khi Ngưòi Chử Tịch nưóc có tham vọng chính trị rất cao , Thỉ Ông ta có thừa khả năng huy đông cả lực lượng quân đội , để hạ bệ TT Bí Thư Đảng CS, nếu TBT,đảng quá độc tài..cho dẩu cả ngành Công An đều hậu thuẫn và một lòng trung thành với Chử Tịch Đảng, thì cũng đành bất lức trước sức mạnh của Quân Đôi , Bởi Quân Đội là một lực lượng , có sức mânh tuyệt đối ,đại diện cho quốc gia, cho một chính thể , để bảo ve sự an toàn của ngưòi dân và đất nưóc, trưóc mọi thế lực từ trong nưóc cho tới ngoài.nưóc.
Ngày nay với thế kỷ của kỷ nguyên Digital , nên mọi tư duy về chính trị dừ Tự Do, hay Dộc tài, đảng trị, thì mọi nười, mọi đảng viên, cũng đều có cái nhìn nó khác thế kỷ 20 một trời một vực. , Nên ở VN buộc Ông Tô Lâm phải nhường chức vụ CHủ TÍch nưóc cho một vị Tướng của Quân Đội VN.. Có lẽ đấy là cái thế bị bắt buộc.???

Duy Hữu, USA
24/10/2024 07:19

Ừ thì... còn tớ, còn đảng... ừ thì... còn đảng, còn tớ, tớ muốn còn một đít, tớ phải ngồi một ghế, tớ còn ngồi mát, còn ăn bát vàng,
táp thịt bò dát vàng, nốc rượu vang đỏ, học tập làm sang, tiến sang " kỷ nguyên mới ", ngoại giao " cây tre ", theo gió " đa phương ",

chống cái " gậy tre ", ăn mày bốn phương, làm gái bốn phương, không chừa một phương, tớ tìm khách, tớ đón khách bốn phương,
tớ nhắm mắt tiếp khách, chờ ngày nhắm mắt, đi theo " cụ Hồ ", vì Tàu, vì tiền, vì tiên chân dài, vì " cụ Hô " tớ " đại vĩ đại ", chỉ vì dại.

Duy Hữu, USA
24/10/2024 08:26

Ừ thì... còn tớ, còn đảng... ừ thì... còn đảng, còn tớ, tớ muốn còn một đít, tớ phải ngồi một ghế, tớ còn ngồi mát, còn ăn bát vàng,
táp thịt bò dát vàng, nốc rượu vang đỏ, học tập làm sang, tiến sang " kỷ nguyên mới ", ngoại giao " cây tre ", theo gió " đa phương ",

chống cái " gậy tre ", ăn mày bốn phương, làm gái bốn phương, không chừa một phương, tớ tìm khách, tớ đón khách bốn phương,
tớ nhắm mắt tiếp khách, chờ ngày nhắm mắt, đi theo " cụ Hồ ", vì Tàu, vì tiền, vì tiên chân dài, vì " cụ Hồ " tớ " đại vĩ đại ", vì dại ngu.

Không Tên
26/10/2024 06:25

Tô Lâm bỏ vị trí chủ tịch nước vì đó chỉ là vị trí hữu danh vô thực.Vị trí tổng bí thư là kèo thơm nhất nước!Chứ còn gì nữa?!!!