Luật pháp và vi phạm nhân quyền của người sống chung với HIV

Ngày 24/6, Liên Hiệp Quốc đã giới thiệu ủy ban toàn cầu về HIV và luật pháp, nhằm tìm giải pháp đối với những luật và quy định đang vi phạm quyền con người của những người sống chung với HIV tại nhiều nước.

Đây là lần đầu tiên một ủy ban như vậy được thành lập. Ủy ban quy tụ các nhà lãnh đạo trên thế giới, các chuyên gia về HIV và luật pháp, với sự hỗ trợ của các tổ chức và nhà tài trợ như Quỹ Ford và AusAid. Liên quan đến hoạt động của Ủy ban này, Việt Hà của đài chúng tôi có buổi phỏng vấn bác sĩ Mandeep Dhaliwal, Trưởng nhóm về quyền con người và giới dành cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV, thuộc chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc.

Cung cấp chứng cứ

Trước tiên bà Mandeep Dhaliwal giới thiệu về mục đích và hoạt động của ủy ban như sau:

Chúng tôi muốn những người trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các luật này có cơ hội để có thể nói chuyện với chính những người đang thực hiện hoặc đưa ra các luật này.

Dr. Mandeep Dhaliwal

Dr. Mandeep Dhaliwal: Mục đích chính của ủy ban là cung cấp những chứng cứ và diễn đàn cùng những khuyến nghị hướng tới hành động dành cho các nước để giúp họ để làm cho môi trường luật pháp của nước họ có thể đáp ứng được việc bảo vệ quyền lợi của những người có HIV, và những người bị ảnh hưởng bởi HIV. Chúng tôi muốn công việc của ủy ban phải thực sự với ra xa hơn tới các nhà nhà lãnh đạo các nước về vấn đề này.

Vì thế chúng tôi không chỉ nhìn vào các lãnh đạo, những người làm các công việc liên quan đến HIV, nhân quyền, luật pháp, chính trị, mà chúng tôi còn tập hợp các chuyên gia cấp quốc tế về vấn đề HIV, nhân quyền, luật pháp để tư vấn cho ủy ban. Chúng tôi cũng có những phần mà tại đó ủy bản có thể nghe các kinh nghiệm từ luật pháp, quy định và trải nghiệm thực tế. Chúng tôi muốn những người trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các luật này có cơ hội để có thể nói chuyện với chính những người đang thực hiện hoặc đưa ra các luật này.

Việt Hà: Chúng ta từ lâu đã biết về sự tồn tại của những luật và quy định vi phạm quyền con người của những người sống chung với HIV, vậy tại sao bây giờ một Ủy ban như vậy mới thành lập và bà có những dẫn chứng cụ thể nào từ các nước về các luật vi phạm nhân quyền đó không?

Dr. Mandeep Dhaliwal: Vấn đề là chúng ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian để làm giảm sự lan truyền của HIV, tìm phương pháp điều trị. Bây giờ rõ ràng là chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa những tiến bộ đã đạt được, và phải mở rộng hơn nữa những đáp ứng đối với những người thực sự bị ảnh hưởng.

2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS. Photo AFP/Hoang Dinh Nam.
2 người dân Sài Gòn ngồi trước tấm poster cổ động chống HIV/AIDS. Photo AFP/Hoang Dinh Nam.

Vì thế chúng ta cần nhìn nhận vấn đề về quyền con người và luật pháp. Nếu chúng ta muốn tiến thêm một bậc nữa trong việc đối phó với AIDS và đạt được những ảnh hưởng lớn hơn nữa, chúng ta cần phải đề cập đến các vấn đề về quyền con người và luật pháp, và các bằng chứng. Theo ghi nhận của cá nhân tôi khi đi công tác ở một số nước, các giới chức chính phủ, chánh án, luật sư cứ luôn hỏi chúng tôi có chứng cứ nào về các luật này. Và vì thế chúng tôi cần thu thập được các chứng cứ tốt để có thể trả lời các câu hỏi đó.

Có những chứng cứ nhưng chúng vẫn chưa được tổng hợp lại và chưa được đánh giá một cách tổng quát. Có các chứng cứ mà chúng tôi có cho đến lúc này cho thấy có những luật trừng phạt khiến cho việc tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người có HIV trở nên khó khăn hơn. Đó chính là những kinh nghiệm mà chúng tôi có nhưng chúng tôi cần tạp hợp lại các bằng chứng theo cách mà không phải chỉ là nhận dạng vấn đề mà phải có cách giải quyết.

Tổng hợp của nhiều giải pháp

Việt Hà: Tại nhiều nước, những người bán dâm, hay quan hệ đồng tính bị coi là vi phạm pháp luật, và điều này nhiều lúc gây ra những bạo lực và vi phạm nhân quyền đối với những người này, vậy giải pháp nào mà chúng ta có đối với các trường hợp như vậy ở các nước.

Dr. Mandeep Dhaliwal: Luật pháp là sự cân bằng các nguyên tắc. Bạn phải nhìn vào mối quan tâm và lợi ích của công chúng và xem luật pháp có bảo vệ được lợi ích của xã hội không, nếu có thì bạn phải làm như vậy. Vì thế theo tôi vấn đề ở đây là việc bảo vệ quyền con người cho những người bán dâm có thể làm giảm sự lan truyền của HIV không những cho họ mà còn cho cả cộng đồng. Chúng tôi hiểu việc bảo vệ nhân quyền cho những người này đặc biệt quan trọng trong việc đối phó với HIV, cho nên chúng tôi phải xem xét để đưa ra các giải pháp pháp luật có thể thực hiện.

Các giải pháp có thể là đổi mới về pháp luật, có thể là cải thiện sự tiếp cận với cảnh sát và tòa án, hoặc thông báo cho họ quyền lợi của mình Nó là tổng hợp của nhiều giải pháp.

Dr. Mandeep Dhaliwal

Điều này có thể có nghĩa là không coi những người bán dâm là vi phạm pháp luật, có thể là huấn luyện cảnh sát để họ bảo vệ những người này thay vì đe dọa họ, có nhiều giải pháp về mặt pháp luật nhưng tất cả đều nhăm mục đích cuối cùng là đảm bảo quyền con người của mọi người để họ có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Bạn cũng có thể làm nhiều thứ khác nữa. Ví dụ như ở Jamaica, nơi đồng tính luyến ai bị coi là phạm pháp nhưng cảnh sát được huấn luyện để chống lại bạo lực đối với người đồng tính. Các giải pháp có thể là đổi mới về pháp luật, có thể là cải thiện sự tiếp cận với cảnh sát và tòa án, hoặc thông báo cho họ quyền lợi của mình Nó là tổng hợp của nhiều giải pháp.

Việt Hà: Ủy ban có dự liệu trước những khó khăn gì Ủy ban sẽ gặp phải khi cố gắng giải quyết vấn đề này không?

Dr. Mandeep Dhaliwal: Theo tôi các khó khăn chính đó là thái độ của xã hội và định kiến. Rất nhiều các luật trừng phạt hiện hành và vi phạm nhân quyền dựa trên thái độ của xã hội dẫn đến những phân biệt đối xử với những nhóm người này. Ngay kể cả những nước có luật pháp tốt thì các bạn cũng gặp các trường hợp vi phạm nhân quyền. Vì thế một trong các ý tưởng àm chúng tôi có là có các buổi nghe tại khu vực và các đối thoại chính sách vì chúng tôi muốn thực sự có các đối thoại công khai về vấn đề này, bởi một trong những rào cản mà chúng tôi dự liệu chính là thái độ của xã hội.

Việt Hà: Ủy ban sẽ hoạt động trong vòng 18 tháng, sau đó sẽ đưa ra các khuyến nghị cho các nước. Với khối lượng công việc như vậy mà 18 tháng có phải là một khoảng thời gian quá ngắn? và sẽ có những hoạt động gì tiếp theo đó để đảm bảo những khuyến nghị này được tiếp nhận và thực hiện hiệu quả?

Dr. Mandeep Dhaliwal: đúng là 18 tháng thì ngắn ngủi nhưng theo tôi thì có những lúc mà các vấn đề này phải có một khoảng cách chính trị để có thể được đẩy lên nữa. Ngay từ đầu, chúng tôi đã có các sáng kiến và chuẩn bị theo cách có thể cho phép chúng tôi có thể tiếp tục bàn bạc và lên kế hoạch theo dõi. Chúng tôi đã hỏi ý kiến của nhóm tư vấn kỹ thuật các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các chính phủ là làm thế nào để chúng tôi có thể khiến các khuyến nghị của mình được tiếp nhận. Mặc dù ủy ban chấm dứt hoạt động sau 18 tháng nhưng công việc sẽ vẫn tiếp tục và chúng tôi sẽ có một kế hoạch theo dõi chắc chắn sau đó đối việc tiếp nhận và thực hiện các khuyến nghị ở các nước.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự: