Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 30.09.2010)

Thính giả có số điện thoại ở California với ba số cuối là 142, xin vui lòng nhắn vào hộp thư thoại, voicemail, số 202-530-7775, chúng tôi sẽ hồi đáp.

0:00 / 0:00

Thính giả ký tên là Nguyễn Sự Thật, người Hà Nội, bình luận bài "Ngàn năm Thăng Long, nhiều điều chưa thuận" đăng ở bên dưới bài phóng sự này trên trang web RFA:

"Ngày 1/10 ngày quốc khánh Trung Quốc, họ sẽ tổ chức kỷ niệm ôn lại truyền thống của họ trong đó có truyền thống xâm lăng của Đại Hán. Không phải năm chẵn chắc họ không làm lễ lớn. Ngày 1 tháng 10 ta khai mạc 1.000 năm Thăng Long như thông lệ. Ta ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm trong đó có thời kỳ 1.000 năm chống đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Còn ngày bế mạc là ngày quốc khánh Trung Hoa Dân quốc, ngày kết thúc lễ hội của ta cũng là để cho họ và thế lực xâm lăng thấy rằng nước xâm lược là phi nghĩa, kết cục là họ sẽ bị thất bại, và kết cục nữa của sự phi nghĩa đó là đất nước họ bị phân hóa (một đất nước hai chế độ), không được thống nhất. Tiếp nữa cho họ thấy rằng còn theo đuổi xâm lăng dài hạn họ sẽ bị chia năm xẻ bảy trong tương lai."

Bình luận về bài của Gia Minh: "Nghìn năm Thăng Long để phô diễn hay nhìn lại lịch sử", thính giả Lê Đoan Nhân ở Quảng Trị viết, cũng ở cuối bài trên web: "Hòa chung với không khí Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, tôi lấy làm tự hào về đất nước của mình có 1 bề dày lịch sử để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng tôi cũng thấy buồn vì trong chương trình Đại lễ nghìn năm Thăng Long thiếu bóng dáng của lịch sử nói về thời kì nước ta đã đấu tranh chống giặc phương bắc như thế nào. Mỗi khi tôi dạy văn học trung đại như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo... học sinh rất mơ hồ về giặc phương bắc là ai? Có mối thù như thế nào với nước ta? Vì thế tôi thiết nghĩ nên giáo dục cho lớp trẻ nâng cao tinh thần yêu nước và biết rõ kẻ thù của ta là ai. Chúng ta cần khắc sâu cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù truyền thống của chúng ta là "giặc phương bắc"

Theo dòng thời sự: