Tu sĩ Phật giáo Khmer Krom được định cư tại Thụy Điển và Hà Lan

Khmer Krom là tên gọi của những người Việt gốc Miên sống tại một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giáp giới Kampuchea. Trước và sau 1975, nói đến người Khmer Krom ở Việt Nam, còn gọi là Khmer Nam Bộ hay Khmer Miệt Dưới, người ta thường liên tưởng đến một cộng đồng khá cô lập và ít nhiều có sự đối kháng với chính phủ Việt Nam.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2010.05.20
Từ trái, cô Thanh Trúc phóng viên RFA, sư Tim Sakhorn và ông Trần Manh Rinh Từ trái, cô Thanh Trúc phóng viên RFA, sư Tim Sakhorn và ông Trần Manh Rinh
RFA Photo

Người Khmer Krom vùng ĐBSCL

Để có cái nhìn rõ hơn về người Khmer Krom ở Việt Nam, Thanh Trúc hỏi chuyện tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, chuyên gia Dân Tộc Học, cựu giáo sư về Đông Á và Đông Nam Á tại đại học Diderot VII Paris:

Khmer Krom, tức Khmer Hạ, ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ  thời Pháp thuộc người Khmer được người Pháp xúi dục là họ bị người Việt Nam chiếm đóng, nói rằng lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long trước kia là của người Khmer. Thành ra một số  người  Khmer yên chí vùng đó là của họ từ đó đến giờ và cứ mỗi lần có dịp là họ đòi lại. Nhưng đây là việc có tính cách cách khiên cưỡng, không có gì chứng minh được hết.

Khmer Krom, tức Khmer Hạ, ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ  thời Pháp thuộc người Khmer được người Pháp xúi dục là họ bị người Việt Nam chiếm đóng, nói rằng lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long trước kia là của người Khmer.
TS.Nguyễn Văn Huy, chuyên gia Dân Tộc Học

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng  mà đầu tiên là do công sức của người Minh tức người Tàu, họ đến từ thế kỷ XVII. Rồi sở dĩ đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh và trù phú như vậy là nhờ công sức của người Việt, chẳng hạn những vùng Châu Đốc, Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Bến Tre. Sự  tranh chấp giữa  người Khmer ở miền Nam với các chính quyền Việt Nam xuất phát  từ một sự hiểu lầm trong thời Pháp thuộc. Năm 1954 người Pháp giao đồng bằng Cửu Long tức Cochinchine cho người Việt và từ đó người Khmer nói là chính phủ Pháp phải trả cho người Khmer mới đúng chứ tại sao lại trả cho người Việt.

Vẫn theo lời tiến sĩ Nguyễn văn Huy, về tôn giáo thì cũng có sự khác biệt, người  Khmer Krom theo Phật giáo Tiểu Thừa,  trong lúc người Việt theo Phật giáo Đại Thừa hoặc thờ cúng ông bà. Rồi bên cạnh khác biệt về ngôn ngữ còn có sự dị biệt về vấn đề chủng tộc. Người Khmer chỉ lập gia đình với người Khmer mà thôi:

Vì sự cách biệt đó thành ra người Khmer sống cô lập. Gần như dọc những vùng từ Châu Đốc đến Long Xuyên đến Trà Vinh đến Bến Tre họ có những khu vực của họ, họ xây chùa chiền lập chợ với nhau và có văn hoá riêng.

Mỗi lần có sự tranh chấp gì thì người ta cứ nói là  người Khmer muốn đòi tự trị, nhưng mà thực sự là họ chỉ muốn được tự do sinh sống trong văn hoá và tôn gíao và nói ngôn ngữ của họ tại những vùng họ ở mà thôi.

Các nhà sư Khmer Krom cùng dân gặt lúa cho vụ mùa
Các nhà sư Khmer Krom cùng dân gặt lúa cho vụ mùa. photo RFA Khmer
photo RFA Khmer
Mỗi lần có sự tranh chấp gì thì người ta cứ nói là  người Khmer muốn đòi tự trị, nhưng mà thực sự là họ chỉ muốn được tự do sinh sống trong văn hoá và tôn gíao và nói ngôn ngữ của họ tại những vùng họ ở mà thôi.

Máu của người Việt Nam đổ trên đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn là máu của người Khmer đổ trên lãnh thổ của họ nữa, thành ra không có lý do gì để đòi sự tự trị trên lãnh thổ của người Việt Nam. Đối với Việt Nam mình thì đó là chuyện không tưởng, không thể  nào xảy ra được. Chính người Khmer tại Việt Nam họ cũng không nghĩ tới.

Thành lập Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia

Tại hải ngoại, vào những năm sau 1975, một tổ chức của người Khmer Krom thành hình, Khmers Kampuchea-Krom Federation,  Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia. Một thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức này, ông Trần Mạnh Rinh, cho biết:

Mục đích là để tranh đấu và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải để cho dân tộc Khmer Krom chúng tôi được tự do về tôn  giáo, về nhân quyền cũng như vấn đề sắc tộc quyền.

Hôm nay chúng tôi lên Bộ Ngoại Giao  Hoa Kỳ, gặp ông Mark Furino, (chuyên trách vấn đề Việt Nam) và ông Adam West(chuyên trách vấn đề Kampuchia), để trình bày về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân tộc Khmer Krom chúng tôi tại Việt Nam.  Các ông ấy hứa tiếp tục tranh đấu cho chúng tôi về vấn đề tự do tôn giáo. Cho đến nay  người Khmner Krom chúng tôi có cả triệu người và có hơn một vạn nhà sư thế mà không có được một tổ chức thống nhất. Đó là một điều không thể tưởng tượng được đối với những  nước văn minh tiến bộ trên thế giới

Mục đích là để tranh đấu và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải để cho dân tộc Khmer Krom chúng tôi được tự do về tôn  giáo, về nhân quyền cũng như vấn đề sắc tộc quyền. .

Đầu năm nay, sáu tu sĩ Phật Giáo Khmer Krom trốn từ Việt Nam sang Thái Lan, được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok cấp qui chế tị nạn. Sau đó, nhờ sự vận động của Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia, ba tu sĩ được Thụy Điển nhận và ba người khác được Hà Lan nhận cho định cư vì lý do tôn giáo.

Trốn khỏi Việt Nam xin tỵ nạn

Mới đây, khi đến Washington DC cùng những thành viên của Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia, ba tu sĩ Phật Giáo được chính phủ Thụy Điển nhận cho định cư đã thổ lộ với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi về lý do khiến họ phải đào thoát khỏi Việt Nam. Họ nói rằng họ luôn bị đe dọa, bị buộc hoàn tục, bị bắt giam và bị đánh đập ở trong tù. Ba người ấy là các đại đức Tim Sakhorn ở vùng biên giới Việt-Kampuchia, Kim Mươn ở Sóc Trăng, và Danh Tol ở Bạc Liêu.

Được ông Trần Manh Rinh giúp thông dịch, đại đức Tim Sakhorn, trước sống ở xã Ba Chúc tỉnh Châu Đốc, sau 1975 sang trụ trì một ngôi chùa trên lãnh thổ Kampuchia sát biên giới Việt Nam, kể lại:

Có một số đồng bào bên Việt Nam thường qua Kampuchia làm ăn hay vượt biên gì đó thì thường qua trú ngụ tại  chùa của đại đức và ông thường giúp đỡ mấy người đó. Cho nên bên Tăng Thống Kampuchia với bên Việt Nam  nghĩ rằng đại đức giúp đỡ một số người mà họ không thích. Họ cho là  đại đức gây chia rẽ tình đoàn  kết giữa Kampuchia và Việt Nam và là nguyên nhân làm cho đồng bào Khmer Krom ở Châu Đốc biểu tình khiếu kiện đòi đất đai.

Lý do khiến họ phải đào thoát khỏi Việt Nam. Họ nói rằng họ luôn bị đe dọa, bị buộc hoàn tục, bị bắt giam và bị đánh đập ở trong tù. Ba người ấy là các đại đức Tim Sakhorn ở vùng biên giới Việt-Kampuchia, Kim Mươn ở Sóc Trăng, và Danh Tol ở Bạc Liêu.

Vào  ngày 30 tháng Sáu  2007,  vị sư trưởng của tỉnh Takeo nói láo là mời đại đức qua chơi. Khi đại đức qua bên đó thì một nhóm tăng sĩ do tăng thống chỉ định sẵn đã túc trực ở đó, bắt đầu cởi y bát của đại đức, xong họ tống lên xe đưa về Việt Nam tống giam luôn.

Quyền hạn của Việt Nam ở bên Kampuchia rất là rộng lớn, Việt nam cũng thường tuyên bố là ở khắp nơi trên Kampuchia muốn bắt ai cũng được hết.

Bị hành hạ và bị đánh đập dữ lắm, đồng thời bị tiêm những loại thuốc mà không biết là thuốc gì.Những người hỏi cung cho uống thuốc và mấy ông y tá  trong tù chích.

Ở trong tù đúng một năm, nhưng mà sau đó ra khỏi tù thì công an theo dõi 24/24. Tổng cộng là hai mươi  hai tháng.

Các vị sư Khmer Krom quỳ lạy trước một ngôi chùa ở Phnom Penh hôm 17-8-2007. AFP PHOTO
Các vị sư Khmer Krom quỳ lạy trước một ngôi chùa ở Phnom Penh hôm 17-8-2007. AFP PHOTO
AFP PHOTO
Ngày 30 tháng Sáu 2008 , đại đức Tim Sakhorn ra khỏi tù. Nhờ tổ chức Khmer Krom Federation sắp xếp đường đi nước bước, ông trốn  từ Việt Nam đến Kampuchia rồi từ Kampuchia đến Thái Lan

Qua đến Thái Lan thì được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR chấp nhận cho tị nạn chính trị, sau đó được chính phủ Thụy Điển chấp nhận cho định cư tại Thụy Điển, cho nên hôm nay mới có mặt ở đây.

Nhân quyền bị chà đạp

Bổ túc thêm vào câu hỏi mà Thanh Trúc nêu ra với đại đức Tim Sakhorn, ông Trần Manh Rinh nói:

Ông nói Khmer Krom hay Khmer Kampuchia cũng là  người Khmer thôi. Nhưng mà Khmer Krom là những người Khmer ở Việt Nam và hiện đang bị nhà nước Việt Nam đàn áp về mặt nhân quyền, cho nên ông mong muốn làm thế nào để chánh quyền Việt Nam không có đàn áp đồng bào Khmer Krom nữa.

Ông nói Khmer Krom hay Khmer Kampuchia cũng là  người Khmer thôi. Nhưng mà Khmer Krom là những người Khmer ở Việt Nam và hiện đang bị nhà nước Việt Nam đàn áp về mặt nhân quyền, cho nên ông mong muốn làm thế nào để chánh quyền Việt Nam không có đàn áp đồng bào Khmer Krom nữa.

Trường hợp của sư Tim Sakhorn là bị bắt từ Kampuchia giải về giam tại Việt Nam. Trường hợp của  đại đức Kim Mưon ở Sóc Trăng  và đại đức Danh Tol ở Bạc Liêu thì cũng tương tự như vậy, nghĩa là bị công an địa phương gây khó dễ và buộc hoàn tục. Lời sư Kim Mươn:

Đối với sư thì không liên quan đến đồng bào Phật tử mà liên quan đến các tăng sinh trong chùa. Cái việc biểu tình này thứ nhất là do chính quyền Việt Nam kích động các vị sư, cấm tuyệt đối không cho các vị sư bị bịnh được đi bệnh viện. Tất cả các vị sư đi khất thực thì họ không cho đi. Do vậy các tăng sinh, gồm hơn hai trăm vị này phải tập trung đông người để đi hỏi lý do tại sao . Không phải biểu tình, chỉ tập trung đông người thôi.

Công an, cảnh sát, cơ quan điều tra của Việt Nam, nói chung là chính quyền, bắt giam và buộc ba mươi mấy vị hoàn tục. Họ đến họ cởi áo, chứ không phải tự ý bản thân sư cởi ra. Hơn nữa bản thân sư không thực lòng muốn hoàn tục. Bản thân sư không có sai, không có vi phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam nên sư quyết định không hoàn tục. Dầu vậy họ cứ kéo cà sa của các sư, không phải trong chánh điện mà bất cứ nơi nào họ bắt gặp là họ kéo áo cà sa.

Cả hai nhà sư Kim Mươn và Danh Tol đều nhắc lại là họ đã bị tra tấn  ở trong tù, bị đánh, đá và bị dộng đầu vào tường cho đến khi ngất xỉu.

Bản thân các sư thì không có ý chống đối không có ý chia rẻ tình đồng bào giữa Việt Nam với Khmer Kampuchia Krom. Chúng tôi không có ý này. Chỉ muốn biết lý do tại  sao chính quyền địa phương cấm các vị sư không cho đi khất thực, không cho đi khám bịnh.  Các sư không có phân biệt về tôn giáo, dân tộc hay sắc tộc gì cả.

Chúng tôi không muốn hận thù muốn chia rẽ. Chúng tôi là người Phật giáo sống trong đồng bằng Mekong nước ngọt phù sa. Nhưng mà những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam là nguyên nhân khiến chúng tôi phải có tổ chức. Nếu Việt Nam là một nước dân chủ tự do thì chúng tôi không cần phải tổ chức làm gì.
Ô.Trần Manh Rinh

Cũng như đại đức Tim Sakhorn, sư Kim Mươn và sư Danh Tol nói rằng ngoài chuyện bị bắt hoàn tục,  chính quyền Việt Nam còn khép hai vị vào tội vi phạm pháp luật nên đến tháng Tư 2009 thì cả hai đành phải trốn đi:

Trong thời gian ba tháng hỏi cung thì họ dùng biện pháp tra tấn rất nguy hiểm. Thí dụ như chai này họ vô nước rồi họ đánh chứ không đánh bằng tay, họ đánh vào hai cái ba sườn. Họ nắm tóc đập vào vách tường.  họ đánh, có khi họ đánh đến ngất xỉu, có khi họ tiêm thuốc cho xỉu. Nói chung là biện pháp tra tấn cực hình.

Ra  tù còn phải án treo hai năm nữa, họ  theo dõi từng giây từng phút. Thời gian  án treo còn khó hơn án ở trong trại giam nữa. Không  được yên với chính quyền địa phương nên các sư phải bỏ nhà ra đi, từng bước từng bước đến Kampuchia. Đến Kampuchia cũng bị theo dõi nên phải vượt biên đến Thái Lan.

Tháng Chín năm 2009, kẻ trước người sau, sư Kim Mươn và sư danh Tol lần lượt được Thuỵ Điển chấp thuận cho định cư.  

Nếu nói đến cách giải quyết vấn đề Khmer Krom lâu nay ở Việt Nam thì phải giải quyết như thế nào, khi mà người Khmer Krom , cũng giống như người Việt, đều đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam?

Với tư  cách một thành viên trong ban lãnh đạo Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia, ông Trần Manh Rinh trả lời:

Cái đó phải là nhà nước Việt Nam chủ động chứ chúng tôi làm sao mà có thẩm quyền. Chúng tôi muốn sống hoà bình trong đất nước quê hương của mình. Chúng tôi không muốn hận thù muốn chia rẽ. Chúng tôi là người Phật giáo sống trong đồng bằng Mekong nước ngọt phù sa. Nhưng mà những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam là nguyên nhân khiến chúng tôi phải có tổ chức. Nếu Việt Nam là một nước dân chủ tự do thì chúng tôi không cần phải tổ chức làm gì.

Như tôi đã nói hồi nãy, hơn một vạn nhà sư, năm trăm ngôi chùa, hàng triệu Phật tử, mà không có một tổ chức, đó là chuyện không chấp nhận được. Không được phép thì làm sao Khmer Krom có một giáo hội thống nhất được. Mỗi tỉnh là dưới  sự kiểm soát của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, mà Giáo Hội Phật Giáo Việt nam lại dưới sự giám sát của mặt trận Tổ Quốc, Mặt Trận Tổ Quốc lại là bộ phận ngoại vi của đảng cộng sản.

Đó là nguyên nhân và cũng là mấu chốt của vấn đề mâu thuẩn giữa cộng đồng Khmer Krom Phật giáo Tiểu Thừa với phía chính phủ Việt Nam, thực chất là đảng đương quyền ở Việt Nam . Đó cũng là điều mà những người trong Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia mong được trình bày trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay.

Thanh Trúc tạm chấm dứt câu chuyện ở phút này. Xin hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.