Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan

Tiếp tục cuộc hành trình xuôi dòng Mêkông, phần thuộc địa phận Thái Lan, để biết rõ hơn người dân ở dọc theo hai bờ sông đã phải khó khăn như thế nào nhằm ngăn cản việc xây đập thủy điện.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010.03.16
Một đập thủy điện trên Dòng Mêkông ở địa phận Thái Lan. Một đập thủy điện trên Dòng Mêkông ở địa phận Thái Lan.
RFA Photo

32 năm đấu tranh

Hồi tháng 10 năm ngoái, một nông dân cao niên sinh sống tại tỉnh Ubon Ratchathani nghèo khó đã thắng trong một cuộc đấu tranh kéo dài 32 năm chống lại một đập thủy điện xây lên khiến cho làng mạc bị ngập lụt.

Cụ Hai năm nay đã ngoài 80 tuổi được nhiều người biết đến vì đã không bao giờ nhụt chí trong việc đòi lại đất đai của gia đình. Và câu chuyện của cụ có thể sẽ không được ai biết đến nếu như cụ đã không ra tay đục thủng một lỗ nơi con đập hồi năm 2004.

Cụ Hai phát biểu:

Hằng năm chúng tôi làm ra đủ gạo ăn có thể chất đầy hai xe tải. Ngoài ra chúng tôi còn trồng các loại khác như nấm, măng, và cây cối. Tất cả đều trong đất nhà tôi trước khi đất đai bị ngập nước.

Hằng năm chúng tôi làm ra đủ gạo ăn có thể chất đầy hai xe tải. Ngoài ra chúng tôi còn trồng các loại khác như nấm, măng, và cây cối. Tất cả đều trong đất nhà tôi trước khi đất đai bị ngập nước.

Cụ Hai

Vào năm 1977, một đập được xây ngang dòng nước chảy qua khu ruộng của Cụ Hai, gây ngập ruộng lúa của cụ và của những dân làng khác.

Cụ Hai từ chối không ký vào văn bản thỏa thuận với dự án; tuy vậy người ta cũng phớt lờ Cụ đi và chẳng bồi thường cho Cụ.

Cụ Hai nói tiếp:

Vào năm 1967 hay 1977 gì đó họ đến thuyết phục chúng tôi ký tên vào. Lúc đó tôi nghĩ sao? Cá nhân tôi không ký vì đó là đất của tôi và tôi biết chúng sẽ bị ngập nước và tôi đã không ký.

Sau khi mất đất, gia đình Cụ Hai bắt đầu phản đối, tuy nhiên chuyện kiện cáo khiến cho gia đình Cụ ngày càng thêm sa sút, nghèo khó.

Cụ kể tiếp:

Vào năm 1977, chúng tôi đến văn phòng huyện, đôi khi chúng tôi đến đó mỗi ngày hai lần. Chúng tôi đã đến tỉnh Udon và văn phòng huyện nhiều lần. Chúng tôi còn đến cả Văn phòng của Bộ, và gia đình tôi cứ làm như thế mãi đến năm 1993.

Một ngư dân Thái Lan bắt cá trên dòng Mekông. RFA Photo.
Một ngư dân Thái Lan bắt cá trên dòng Mekông. RFA Photo.
Cụ Hai không thể kiên nhẫn được nữa sau gần 30 năm tiếng kêu của gia đình bà bị lờ đi cho đến tháng ba năm 2004.

Cụ Hai kể lại:

Tháng thứ tư chúng tôi đi đến con đập, dựng lều ở và sang tháng thứ năm chúng tôi đục phá một lỗ nơi đập. Cảnh sát trưởng và lính của ông đã bắt chúng tôi, chúng tôi không kháng cự; nhưng khi chúng tôi trưng giấy tờ đất ra thì họ quyết định không bắt giữ chúng tôi nữa. 

Chính quyền của thủ tướng Thaksin lúc đó đã tiến hành điều tra và chính thức ra lệnh ngưng hoạt động của đập.

Đất đai của Cụ Hai được trả lại.

Và Cụ cho biết:

Chúng tôi lại trồng lúa.Và dần dần nước về làm cho cây trái tốt tươi như thể các thánh thần ra tay phù hộ, độ trì vậy.

Năm năm sau Cụ Hai mới nhận được tiền bồi thường. Chính thủ tướng Abhisit trao cho Cụ khoản tiền bồi thường tương đương 36 ngàn đô la Mỹ.

Mong chờ công lý

Hiện nay chúng tôi phải dựa vào đập thủy điện của Lào. Tôi nghĩ, người dân sống quanh khu vực đập thủy điện bên Lào cũng chịu ảnh hưởng như chúng tôi mà thôi.

Ngư dân Pak Mun

Tại một vùng được xem như là vựa lúa của thế giới, thì mối liên hệ giữa sông ngòi, dòng nước và đất canh tác hết sức quan trọng đối với hằng chục triệu người khắp vùng Đông Nam Á. Với sự phát triển nhanh chóng trên Dòng Mêkông và các phụ lưu của sông, thì cuộc đấu tranh của Cụ Hai đang được tái diễn trong đời của nông dân khắp lưu vực con sông lớn này.

Để thừa nhận vấn nạn đó, tại một buổi lễ Cụ Hai đã trao cho thủ tướng chiếc giỏ tre đan dở, với ý nghĩa rằng người dân quê nghèo đang mong chờ công lý được thực thi tại những quốc gia Châu Á.

Cụ Hai cho biết tiếp:

Tôi sẽ tiếp tục, bởi sứ mạng của tôi vẫn chưa đạt được. Đến nay tôi vẫn chưa thể từ bỏ nhiệm vụ đó được. Ngay cả khi tôi không còn nữa, thì các bạn bè tôi sẽ tiếp tục; như thế chiến dịch đấu tranh chưa kết thúc.

Đập Pak Mun ở tỉnh Ubon Ratchathani tại vùng đông bắc Thái Lan chỉ là một đập thủy điện nhỏ. Tuy nhiên, thất bại của đập này tác động đến kế hoạch xây những đập thủy điện trong lưu vực Mêkông.

Đập Pak Mun được xây dựng trên Sông Mun, cách chỗ hợp lưu của sông với Dòng Mêkông năm kilômét rưỡi. Hậu quả của đập này khiến cho tất cả những dự án xây dựng đập mới bên trong địa phận Thái Lan đều bị ngưng lại.

Dòng Mêkông ở địa phận Thái Lan. RFA Photo.
Dòng Mêkông ở địa phận Thái Lan. RFA Photo.

Một ngư dân tại Pak Mun cho biết:

Vào lúc đó khi quả mìn phá đầu tiên được cho nổ, chúng tôi biết rằng hệ sinh thái và màu nước sông đã thay đổi. Khi có một vụ nổ như thế, các chạy tản mác khắp nơi. Một năm sau đó, người ta xây đập, và chẳng còn con cá nào nữa.

Một nhà hoạt động tại Pak Mun cho biết:

Ngư dân phải rời làng để đi tìm nguồn cá. Trong một số trường hợp, chỉ người chồng đi, có trường hợp vợ đi, có trường hợp cả hai vợ chồng cùng đi để con cái lại cho cha mẹ trông coi giúp. Việc xây đập không giúp gì cho ngươì dân cả, mà chỉ gây nên xáo trộn mà thôi.

Có hơn 1700 gia đình phải di dời để xây đập Pak Mun. Thiệt hại của việc xây đập được tính toán có đến 80% loài cá mất đi, tổng giá trị ước tính hằng năm mà cư dân địa phương chịu thiệt lên đến chừng một tỷ tư đô la.

Trong quá trình xây dựng đập, người ta có bồi thường một  khoản giới hạn cho cư dân phải di dời một khoản giới hạn nào đó, nhưng không hề bồi thường cho nguồn cá mất đi, khoản rừng không còn nữa, hoặc đất ven sông không sử dụng được.

Nhà hoạt động cho biết:

Cuối cùng thì tiền bạc cũng hết. Chúng tôi nghĩ mình có những lý do xác đáng để đòi hỏi quyền lợi của chúng tôi. Mọi người tập họp lại, có tất cả hơn 15  ngàn người, yêu cầu mở cổng đập ra.

Tôi sẽ tiếp tục, bởi sứ mạng của tôi vẫn chưa đạt được. Ngay cả khi tôi không còn nữa, thì các bạn bè tôi sẽ tiếp tục; như thế chiến dịch đấu tranh chưa kết thúc.

Cụ Hai

Hồi năm 2001, sau khi biểu tình, dân chúng đã chiếm khu đập đến hơn một năm. Cổng đập được mở để khảo sát tác động đối với hoạt động đánh bắt cá.

Tuy vậy, chính quyền cuối cùng vẫn bác bỏ khuyến cáo từ Đại học Ubon Ratchathani là nên mở cửa đập trong vòng năm năm.

Nhà hoạt động cho biết tiếp:

Quyết định cuối cùng là mỗi năm cho mở cửa đập bốn tháng, và đóng cửa đập trong vòng tám tháng. Tuy nhiên, bốn tháng vẫn chưa được. Không đáng phải xây dựng đập thủy điện này bởi nó chỉ sản xuất ra được một lượng điện ít ỏi thôi, chỉ đủ để chạy một trung tâm thương mại nhỏ.

Ngư dân ở Pak Mun cho biết:

Trước khi xây đập thủy diện, trên Sông Mun thường có đến chừng 265 loài cá. Tôi lập kế hoạch bảo tồn để cho thế hệ trẻ đến xem. Theo tôi thì những loài cá này không chóng thì chầy sẽ biến mất.

Không nên xây đập

Một nghiên cứu về Đập Pak Mun hồi năm 2000 được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Thế giới về Đập nước của Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng lẽ ra không nên xây đập này.

Sau thất bại của Đập Pak Mun, hoạt động xây đập bên trong nội địa Thái Lan bị ngưng lại. Thay vào đó chính phủ Thái chuyển sang nhờ vào nguồn thủy điện trên các sông ở Miến Điện và Lào để đáp ứng nhu cầu của Thái.

Ngư dân Pak Mun nói:

Hiện nay chúng tôi phải dựa vào đập thủy điện của Lào; theo tôi hoàn toàn không cần thiết phải xây thêm đập nào nữa.Tôi nghĩ, người dân sống quanh khu vực đập thủy điện bên Lào cũng chịu ảnh hưởng như chúng tôi mà thôi.

Một ngư dân Thái Lan bắt cá trên dòng Mekông. RFA Photo.
Một ngư dân Thái Lan bắt cá trên dòng Mekông. RFA Photo.

Người dân địa phương trên Dòng Mêkông ở cách đập Pak Mun ít tiếng đồng hồ cũng đang lo lắng về những kế hoạch mới cho xây đập Ban Khum, một trong ba dự án đập thủy điện trên chính dòng Mêkông do Thái Lan đưa ra.

Một người dân Ban Kum cho biết:

Chúng tôi học được kinh nghiệm từ những điều mà dân cư tại Pak Mun đã gặp phải. Đó là một trong những nơi, tôi theo dõi kỹ và thấy ra những chuyện xảy đến cho dân làng. Quả thực họ được bồi thường tiền bạc, thế nhưng họ mất hết mọi nơi để kiếm kế sinh nhai; như thể tay chân bị cắt cụt. Cha ông chúng tôi có câu ‘Có đất tốt hơn có tiền”.

Tại khu vực này Dòng Mêkông là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Lào; và bài học Đập Pak Mun là một lời cảnh báo cho các cộng đồng dân cư hai bên bờ dòng sông.

Người ngư dân Pak Mun cho biết:

Là người làm nghề đánh bắt cá, tôi muốn chuyển đến mọi người thông điệp này ‘việc xây dựng đập Ban Kum sẽ không giúp ích gì cho dân chúng’. Xây đập có lợi cho chính phủ, cho các công ty nhà nước, hoặc cho ngành điện. Họ có thể làm ăn, kinh doanh, nhưng đối với dân làng thì không được gì cả.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Mời quí vị tiếp tục theo dõi chuyến xuôi Dòng Mêkông trong kỳ tới với chúng tôi tại địa phận Miến Điện.

Thưa quí vị, trên trang web của Đài Á Châu Tự Do www.rfa.org, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, chúng tôi có những video clip về chuyến đi dọc Dòng Mê Kông do Đài thực hiện. Mời quí vị vào xem.

Gia Minh chào tạm biệt.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.