Năng lượng nguyên tử - thế mạnh của Nhật

Hiện nay tại Nhật Bản tiếp tục có ý kiến phải loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân. Thế nhưng giới công nghiệp lại cho rằng nếu làm thế sẽ khiến Nhật Bản yếu thế đi.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012.10.01
000_Hkg7739036-305.jpg Một cuộc biểu tình chống lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân trước quốc hội ở Tokyo ngày 24 tháng 8 năm 2012.
AFP photo

Thuận

Hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, nội các chính phủ do thủ tướng Yoshihiko Noda đứng đầu cho hoãn đưa ra một quyết định về chiến lược môi trường và năng lượng mà theo đó sẽ cho loại dần năng lượng nguyên tử vào những năm 2030.

Thay vào việc đưa ra quyết định như vừa nói, nội các của chính phủ thủ tướng Yoshihiko Noda đồng ý thực hiện chính sách tăng cường khả năng tái xem xét về năng lượng nguyên tử thông qua thảo luận với các địa phương đang đặt những nhà máy điện hạt nhân ở Xứ Phù Tang, cũng như với cộng đồng quốc tế.

Vừa qua, các ứng Viên tham gia tranh chức chủ tịch đảng đối lập chính tại Nhật Bản hiện nay là Đảng Dân chủ Tự Do có chỉ trích chính phủ của thủ tướng Yoshihiho Noda về chủ trương loại dần năng lượng điện nguyên tử vào những năm 2030. Lập luận của những người đó là nếu làm như thế Nhật Bản sẽ mất đi công nghệ nguyên tử mà nhiều nơi khác trên thế giới đang mong muốn có được.

Cựu thủ tướng Shinzo Abe nói với báo giới ở Tokyo rằng trong giai đoạn hiện nay, công nghệ điện nguyên tử là loại công cụ sinh tử đối với đất nước này, không nên từ bỏ đi. Theo ông cựu thủ tướng Shinzo Abe thì nếu không có năng lượng nguyên tử, các nhà sản xuất Nhật phải ra nước khác để tìm nguồn cung cấp năng lượng ổn định hơn cho hoạt động sản xuất của họ.

Cựu bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishia cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về biện pháp loại bỏ năng lượng hạt nhân, mà ông này cho là loại năng lượng mũi nhọn của đất nước.

Chống

Một người lính mang một người già đến nơi trú ẩn ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi ngày 12 tháng 3 năm 2011, sau trận động đất lớn. AFP photo
Một người lính mang một người già đến nơi trú ẩn ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi ngày 12 tháng 3 năm 2011, sau trận động đất lớn. AFP photo
Một người lính mang một người già đến nơi trú ẩn ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi ngày 12 tháng 3 năm 2011, sau trận động đất lớn. AFP photo
Tuy nhiên nhiều người dân Nhật vào hồi tháng tám vừa qua tiếp tục biểu tình để chống điện hạt nhân tại xứ này. Ông Âu Minh Dũng, một người Việt từng sinh sống lâu nay ở Nhật và từng tham gia vào một số cuộc biểu tình như thế cho biết về sinh hoạt đó như sau:

Vào mỗi chiều thứ sáu người dân Nhật kéo tới Dinh Thủ tướng, đó là khu vực đầu não của Nhật Bản với quốc hội và các bộ tại khu vực đó. Trước tiên từ khoảng tháng 6, người ta tập trung khoảng 2-3 ngàn người thôi; nhưng khi mà chính phủ cho nhà máy của Công ty điện lực Kansai họat động trở lại thì số người kéo đến càng lúc càng đông và đến nay vào mỗi chiều thứ sáu đều tập trung ít nhất trên 10 vạn người tại khu vực đó để phản đối điện hạt nhân.

Lúc đầu thủ tướng Noda làm ngơ, bỏ ngoài tai; nhưng sau này có những vị cựu thủ tướng như ông Hatoyama cũng theo đoàn biểu tình và lên tiếng yêu cầu thủ tướng Noda phải lắng nghe nguyện vọng của người dân thì ông Noda đã lắng nghe và mời 10 người đại diện của đòan biểu tình vào để nói chuyện.

Tuy nhiên cuộc nói chuyện sẽ không đi đến đâu vì chính phủ Nhật chủ trương duy trì điện hạt nhân ít nhất cho đến năm 2030, còn nguyện vọng của người dân là phải ngưng ngay điện hạt nhân. Do đó cuộc gặp gỡ không thành công, và người biểu tình tuyên bố ‘chia tay’ thủ tướng muốn làm gì thì làm và người dân vẫn hàng tuần biểu tình phản đối điện hạt nhân.

Trước thái độ khá cương quyết của nhiều người dân Nhật về vấn đề điện hạt nhân như thế, chính phủ của thủ tướng Yoshihiko Noda có những động thái gì? Có nhượng bộ gì thêm nữa hay không?

Ông Âu Minh Dũng trình bày về điều này:

Thật ra không có sự nhượng bộ. Từ thời ông thủ tướng Kant chủ trương điện hạt nhân, nhưng nay bản thân ông lại chống, ông đưa ra phương án 30% đến năm 2030. Chính phủ hiện nay  đầu tháng 9  họp và đưa ra ba phương án: một là đến năm 2030 không còn điện hạt nhân, hai là còn khoảng 15%, và ba là từ 20-25%. Tuy nhiên có hai bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Noda hiện nay: một vị bộ trưởng môi trường muốn đến năm 2030 không có điện hạt nhân. Hiện nay trong nội bộ Đảng cầm quyền vẫn còn ‘lung tung’; lý do nguời ta cần phiếu của người dân trong kỳ bầu cử sắp tới. Mà theo điều tra thì 70% dân Nhật được hỏi đều nói không muốn có điện hạt nhân, nên trong đảng cầm quyền còn tranh cãi. Trong khi đó thì nhóm tài phiệt, nhóm công nghiệp cho rằng nếu không có điện hạt nhân thì Nhật không thể nào phát triển được kinh tế.

Đến nay thì bản thân thủ tướng Noda cũng chưa quyết định là 0%, 15% hay 20-25%.

Vượt khó

Một người đàn ông cầm biểu ngữ "No Nukes" trong một cuộc biểu tình của hơn 1000 người chống lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân trước quốc hội Tokyo hôm 24/8/2012. AFP photo
Một người đàn ông cầm biểu ngữ "No Nukes" trong một cuộc biểu tình của hơn 1000 người chống lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân trước quốc hội Tokyo hôm 24/8/2012. AFP photo
Một người đàn ông cầm biểu ngữ "No Nukes" trong một cuộc biểu tình của hơn 1000 người chống lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân trước quốc hội Tokyo hôm 24/8/2012. AFP photo
Tại Nhật Bản, sau sự cố Fukushima , các nhà máy điện hạt nhân bị tạm thời đóng cửa. Việc đóng cửa như thế hẳn nhiên gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống người dân. Ông Âu Minh Dũng cho biết việc phải vượt qua khó khăn đó của người dân Nhật như sau:

Người dân Nhật đã vượt qua được bằng nhiều phương thức, mà phương thức thứ nhất ai cũng có thể thực hiện được là tiết kiệm điện. Các công sở rất qui củ. Chính những công sở tiết kiệm điện nhiều quá đã bị báo chí chỉ trích, vì luật qui định nếu nhiệt độ trong phòng 28 độ là vi phạm rồi, phải dưới 27 độ. Bộ Y tế cũng nói nếu nhiệt độ để ở 28 độ cũng làm mất sức rồi; thế mà công sở làm gương để ở 29 độ. Khi để ở 29 độ thì nghiệp đòan và báo chí chỉ trích là công sở mà làm sai luật thì còn ai làm theo luật nữa. Thế là các sở phải để ở 28 độ. Tuy nhiên trong mùa hè vừa rồi ở Nhật, người ta vượt qua dễ dàng không có gì cả.

Tờ báo Asahi của Nhật có loan tin việc bộ trưởng kinh tế Edano của Nhật có ký kết việc xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang cho Việt Nam. Những người dân tại Nhật như ông Âu Minh Dũng có biết về điều đó và thái độ bản thân ông này được cho biết như sau:

Tôi có đôi lần tham gia biểu tình chống điện hạt nhân để tìm hiểu. Khi tham gia như vậy tôi có gặp những người trong ban tổ chức và hỏi họ nghĩ thế nào khi  mà Nhật bản xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân sang cho Việt Nam; họ nói sẽ chống. Tôi giới thiệu với họ tôi là người Việt Nam và nếu chống như thế các ông có hợp tác không. Họ nói ông phải về nói với người dân trong nước biểu tình như chúng tôi. Có tài liệu, có biểu tình như chúng tôi thì chúng tôi sẽ hiệp lực. Họ nghĩ ở Việt Nam đi biểu tình thì cũng như ở Nhật không có chuyện gì hết cả.

Rồi có những tổ chức NGO gửi thư chất vấn chính phủ về độ an tòan, nếu rủi ro xảy ra tai nạn thì bồi thường thế nào. Đến nay chính phủ Nhật cũng  chưa trả lời cho các hội đòan NGO. Người ta trả lời không nổi đâu. Các hội đòan NGO nói sẽ chống, và họ cho biết là tại Ninh Thuận có nhiều người dân thiểu số sống tại đó mà đối với người kinh, chính phủ còn coi không ra gì, huống gì là những người thiểu số.

Cũng hồi trung tuần tháng 8, tổ chức Hòa Bình Xanh có bài cho rằng trong mùa hè năm nay, nước Nhật đã chứng tỏ vẫn có thể sống mà không cần điện hạt nhân. Dù rằng chỉ có hai trong số 50 nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản hoạt động, thế mà đã không xảy ra tình trạng thiếu điện hay mất điện.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.