Việt Nam có khoảng 4 triệu héc-ta đất trồng lúa trên cả nước, nhưng ruộng đồng phân chia thành hàng chục triệu mảnh. Đất canh tác ở miền Bắc miền Trung mỗi hộ nông dân chỉ có vài sào ruộng, làm nông không đủ ăn nói chi tới để dành.
Nông dân nghèo vì làm ăn cá thể?
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích ruộng đất được xem là cao nhất nước, nhưng đại đa số nông dân cũng chỉ làm tới 1 héc-ta là nhiều. Lợi tức trung bình cho một hộ dân có 1 héc-ta đất làm hai vụ lúa là khoảng 20 triệu đồng một năm. Những hộ tích lũy được từ 3 héc-ta tới 10 héc-ta là rất hiếm, dĩ nhiên thành phần này có đời sống khá hơn hẳn so với những hộ ít ruộng hoặc không có ruộng. Nông dân miền tây nam bộ phát biểu:
<i>Hiện nay với tinh thần kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp là phải có số lượng lớn, chất lượng đồng đều, bảo đảm tiêu chuẩn như Viet Gap hoặc Global Gap, thì mới có thể sản xuất hiệu quả.</i> <br/>
“Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng ra thêm, cảm nhận của tôi người nghèo, người thiếu ăn cũng còn nhiều. Bây giờ vật giá tăng cao lắm, ở nông thôn đi làm lao động chân tay làm thuê làm mướn đàn ông được 50 ngàn đồng một ngày, đàn bà chỉ được 40 ngàn đồng. Trong khi đó cầm 40 ngàn đi ra chợ ăn dĩa cơm hết 15 ngàn thì làm sao họ phát triển được.
5

AFP
Những người không có đất có ruộng những mùa không có người thuê làm họ khổ lắm, đa số chỉ có hai vụ lúa xong là nghỉ không có chuyện gì khác để làm. Cách đây 10 năm còn có thể đi giăng lưới bắt cá, đồng ruộng bây giờ cá đâu còn mà bắt, không có những con nước lũ lớn, không có thời gian để con cá sinh sống!
”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng viện lúa đồng bằng sông Cửu Long phân tích về thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở vùng này, theo đó trước nay nông dân làm ăn cá thể, mạnh ai nấy làm không có có kế hoạch không có ai đặt hàng, nên xảy ra tình trạng trúng mùa mất giá gây khó khăn không ít.
<i>Nông dân làm riêng lẻ một mình doanh nghiệp không thể đến để ký hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng rất khó khăn. Sắp tới hạn điền có thể mở rộng ra, để nông dân có thể tích tụ ruộng đất thành trang trại, nông trang</i> <br/>
Tình trạng vừa nói lập đi lập lại từ hàng chục năm qua và có những đề xuất để giải quyết vấn đề này:
“
Hiện nay với tinh thần kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp là phải có số lượng lớn, chất lượng đồng đều, bảo đảm tiêu chuẩn như Viet Gap hoặc Global Gap, thì mới có thể sản xuất hiệu quả. Nông dân làm riêng lẻ một mình doanh nghiệp không thể đến để ký hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng rất khó khăn.
Sắp tới hạn điền có thể mở rộng ra, để nông dân có thể tích tụ ruộng đất thành trang trại, nông trang. Nếu nông dân không đủ sức làm trang trại thì có thể liên kết lại thành hợp tác xã hoặc tiến tới hình thức công ty cổ phần nông nghiệp để nông dân có thể lấy ruộng đất làm nguồn vốn góp cổ phần để sản xuất. Từ đó mới có vùng chuyên canh sản xuất lớn, doanh nghiệp mới đặt hàng, thí dụ trồng lúa gì số lượng bao nhiêu tạo thương hiệu bao tiêu sản phẩm, như vậy sản xuất mới có kết quả
.”
Giải pháp: "Liên kết bốn nhà"
Về phần doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi cách nghĩ cách làm để có sự chuyển biến trong tiêu thụ lưu thông nông sản, thay đổi cách tham gia thị trường bán hàng kiểu hàng chợ không có đặt hàng không có dự trữ nguồn nguyên liệu, làm giảm chuỗi giá trị sản phẩm, kết cục doanh nghiệp nông dân và xã hội cùng chịu thiệt. TS Lê Văn Bảnh tiếp lời:
<i>Bây giờ nếu tập họp lại liên kết bốn nhà, nhà khoa học lo về giống và kỹ thuật canh tác, nông dân phải liên kết để có vùng sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với nông dân đào tạo nông dân nâng cao trình độ sản xuất và nhà nước cũng phải có chính sách thích hợp.</i> <br/>

“
Bây giờ nếu tập họp lại liên kết bốn nhà, nhà khoa học lo về giống và kỹ thuật canh tác, nông dân phải liên kết để có vùng sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với nông dân đào tạo nông dân nâng cao trình độ sản xuất và nhà nước cũng phải có chính sách thích hợp. Liên hoàn như vậy sẽ mang lại hiệu quả và tăng chuỗi giá trị của nông dân từ đồng ruộng rồi qua khâu dự trữ trong kho tàng chở giá cả thuận lợi để bán. Ngoài ra là công tác xử lý sau thu hoạch để mang lại chất lượng cao hơn đảm bảo bán, có như vậy mới tăng được lợi nhuận cho bà con nông dân và các doanh nghiệp
.”
Chúng tôi nêu câu hỏi về việc nhiều loại nông sản đã đạt tiêu chuẩn Global Gap sản xuất thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn thế giới, được cấp giấy chứng nhận, nhà vườn tập trung thành hợp tác xã, nhưng theo báo chí mô tả những thương hiệu này mới xây đã muốn sập. Điển hình một số loại trái cây nổi tiếng như bưởi Năm Roi, vú sữa lò rèn, sau khi phát triển được một diện tích nhỏ thì đành rút lui. TS Lê Văn Bảnh nhận định:
Người nông dân chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng, hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì mới mang lại hiệu quả. Sản xuất theo tiêu chuẩn tốt, nhưng không theo đơn đặt hàng không hợp đồng bao tiêu sản phẩm sẽ bị đổ vỡ<br/>
“
Hiện nay chúng tôi có quan điểm rất rõ, làm theo Viet Gap hay Global Gap đảm bảo tăng chất lượng, an toàn dư lượng thuốc trừ sâu cuối cùng có nguồn gốc có thương hiệu như nước ngoài yêu cầu. Tất nhiên muốn làm như vậy sẽ tốn nhiều công sức, phải ghi chép theo dõi và được công nhận.
5

AFP
Nhưng làm đơn lẻ không có ai bao tiêu sản phẩm là chết liền! nghĩa là làm xong rồi mới kiếm người đi mua, lúc đó người ta ép giá, mua giá cũng tương tự như người không làm theo đúng tiêu chuẩn, hay chênh lệch không nhiều, thí dụ bưởi Năm Roi mua chỉ cao hơn vài ngàn/kg thì người ta làm theo tiêu chuẩn để làm gì? Vấn đề là làm theo Viet Gap Global Gap phải kèm theo việc là các doanh nghiệp phải bao tiêu sản phẩm
.”
Như vậy theo các chuyên gia, người nông dân chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng, hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì mới mang lại hiệu quả.
Sản xuất theo tiêu chuẩn tốt, nhưng không theo đơn đặt hàng không hợp đồng bao tiêu sản phẩm sẽ bị đổ vỡ. Chỉ riêng lãnh vực trồng lúa, đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vụ đông xuân và hè thu mỗi vụ trên dưới 1.500.000 héc-ta, cho đến này mới chỉ có một vài hợp tác xã làm theo hợp đồng và với diện tích rất nhỏ, mỗi nơi chỉ khoảng vài ngàn héc-ta. Sự liên kết bốn nhà được nói tới từ nhiều năm nay, nhưng vấn đề hình như vẫn đang còn ở phía trước.
Theo dòng thời sự:
- Biến đổi khí hậu tác hại đồng bằng Cửu Long
- Ai được lợi khi siết hoạt động xuất khẩu gạo
- Giá lúa tại ĐBSCL đã ngừng sụt giảm
- Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa của nông dân
- Được mùa, nông dân vẫn phải lo
- Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng trong năm nay
- Giải bài toán được mùa rớt giá
- Điều hành lúa gạo đừng quên nông dân