Nhận định của USCIRF về việc LM Nguyễn Văn Lý được tự do

Ông Scott Flipse, Ủy viên Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF), vừa trả lời phỏng vấn của RFA để đưa ra nhận xét về việc linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do.
Việt Long, phóng viên RFA
2010.03.15
USCIRF trong một lần làm việc với chính quyền Việt Nam. USCIRF trong một lần làm việc với chính quyền Việt Nam.
Photo courtesy of uscirf.gov

Kết quả của hành động

Việt Long: Ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của Ủy ban của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế trước tin linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được trả tự do. 

Ông Scott Flipse: Chúng tôi đón mừng tin đó và việc đó xác nhận là sự lưu tâm của quốc tế cũng như hành động của Hoa Kỳ đã đem lại kết quả. 

Chúng tôi đón mừng tin đó và việc đó xác nhận là sự lưu tâm của quốc tế cũng như hành động của Hoa Kỳ đã đem lại kết quả.

Ông Scott Flipse

Việt Long: USCIRF có thay đổi gì về đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần được lưu tâm vê tự do tôn giáo, sau khi cha Lý đã được trả tự do?

Ông Scott Flipse: Việc trả tự do cho LM Lý là tin vui cho linh mục và gia đình cũng như cho những người quan tâm đến sự an nguy của Ngài.  Tuy nhiên sự quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nói chung thì vẫn còn nguyên đó. Tình trạng đàn áp tôn giáo không phải chỉ xảy ra với cha Lý, mà đối với nhiều tổ chức tôn giáo hoạt động độc lập.

Việt Long: Thông cáo báo chí của USCIRF hôm thứ sáu có lên án Việt Nam cầm giữ LS Lê thị Công Nhân vài ngày sau khi được trả tự do. Ông có thể cho biết lý do sự lên án đó? 

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010.  Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Tòa Tổng Giám Mục Huế hôm 15-3-2010. Hình do thân nhân LM Lý gửi đến RFA.
Ông Scott Flipse: Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế e rằng cô Lê Thị Công Nhân chỉ bị chuyển từ một trại tù sang một nhà tù khác. Mới ra khỏi tù thì cô lại bị cầm giữ và thẩm vấn ngay sau khi nói lên ý tưởng của mình, thể hiện quyền tự do phát biểu. Và cha Lý cũng sẽ không im lặng được. Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ mong rằng Việt Nam không những cho cha Lý được săn sóc sức khỏe lúc khẩn cấp mà còn không nên bắt buộc ngài phải im lặng khi phát biểu để bênh vực trong thái độ ôn hoà cho vấn đề cải tổ luật pháp và tự do tôn giáo tại Việt Nam. 

Việt Long: Trong chuyến đi vừa rồi ngoài linh mục Nguyễn Văn Lý, luât sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân mà phái đoàn USCIRF được tiếp xúc, thì  phái đoàn còn gặp được tù nhân lương tâm nào khác nữa?

Ông Scott Flipse: Chúng tôi cũng được gặp linh mục Phan Văn Lợi ở Huế và Hoà thượng Thích quảng Độ ở Sài Gòn, hai nhân vật đang bị quản chế, mà chúng tôi coi như còn bị giam giữ vì họ vẫn mất tự do.

Dự luật nhân quyền

Bộ ngoại giao Mỹ đã nói công khai với Quốc hội rằng Việt Nam thụt lùi trong lĩnh vực nhân quyền, cũng là điều USCIRF vẫn nói trong 4 năm nay.

Ông Scott Flipse

Việt Long: Việc đề nghị Quốc hội thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam đã diễn tiến ra sao? 

Ông Scott Flipse: Quốc hội sẽ sớm thảo luận dự luât đó trong năm nay. Đạo lụât này sẽ có tác dụng tốt đẹp cho quan hệ song phương Mỹ Việt về lâu dài.

Việt Long: Ông dự kiến chính sách dân chủ và tôn giáo của Việt Nam sẽ ra sao?

Ông Scott Flipse: Bộ ngoại giao Mỹ đã nói công khai với Quốc hội rằng Việt Nam thụt lùi trong lĩnh vực nhân quyền, cũng là điều Ủy Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế vẫn nói trong 4 năm nay. Việt Nam có khoan dung cho một số tổ chức tôn giáo, nhưng lại siết chặt bàn tay kiểm soát đối với hoạt động của  những tổ chức tôn giáo độc lập, hay với những ai bị coi là thách đố về về chính trị  đôi với Nhà nước, hoặc những người đối lập chính trị có tổ chức. 

Ông Scott Flipse. Photo courtesy of uscirf.gov
Ông Scott Flipse. Photo courtesy of uscirf.gov
Như chúng tôi thấy trong 1 năm rưỡi vừa qua, nhiều hoạt động tôn giáo ôn hoà đã bị phá vỡ. Nhiều người bị bắt giữ. Nhà nước tiếp tục gây áp lực cho đạo Hoà Hảo, cấm đoán việc tu tập tại làng Mai của môn sinh thiền sư Thích Nhầt Hạnh. Các tu sinh bị sách nhiễu và giải tán. Những điều đó chứng tỏ Hà Nội không mấy tiến bộ về tự do tôn giáo, và Hoa Kỳ có thể đem lại những tác động mạnh trong mối quan hệ song phương khi nêu những vấn đề đó với Việt Nam.

Việt Long: Nếu nói chuyện được với Việt Nam hôm nay, ông sẽ có lời nhắn ra sao về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo?

Ông Scott Flipse: Ý kiến của chúng tôi cũng khá đơn giản. Việt Nam không nên e ngại về sự tiến bộ của những quyền tự do và quyền công dân cũng như tính cách pháp trị tại Việt Nam.  Đó là trách nhiệm quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng là trách nhiệm của chính quyền đối với người dân Việt, trong khi Việt Nam càng ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Tương lai của Việt Nam là của những thế hệ trẻ đó, những người muốn tạo dựng sự cởi mở, và dân chủ, và nhân quyền. “Bất kỳ chính quyền nào giải quyết những vấn đề ấy thì cũng tạo thêm được giàu mạnh cho đất nước. Hoa Kỳ sẽ ủng hộ những ai muốn cho Việt Nam được thêm thịnh vượng song song với quyền tự do rộng lớn hơn”.

Việt Long: Xin cảm ơn Ông.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.