Dư lượng thuốc trừ sâu
Với số lượng hàng trăm tấn trái cây nhập khẩu vào Việt Nam mỗi ngày từ nhiều nước, nhà nước Việt Nam cần phải làm gì để bảo đảm an tòan thực phẩm, đặc biệt là trái cây cho người dân?
Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích những công ty, doanh nghiệp có khả năng xuất nhập khẩu trái cây đầu tư bằng cách không tính thuế xuất nhập khẩu trên những món hàng này.
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm không được kiểm tra chặt chẽ như những nước bạn làm cho hàng Việt Nam không được nhập nhiều qua nước khác, đồng thời cũng vì sự lỏng lẻo này mà trái cây từ những quốc gia khác vào Việt Nam dễ dàng hơn và không bảo đảm chất lượng thực phẩm nên có.
Quan trọng là chất nào cho phép thì dùng, chất nào không cho phép thì không dùng. Nhà nước phải có thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm để người dân không bị ngộ độc.
Ô. Nguyễn Văn Kỳ
Trong Hội nghị Tổng kết Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Vệ sinh An toàn Thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24-3 vừa qua, Bộ cho biết qua kiểm tra, có 10 mẫu quýt Trung Quốc có chất độc diệt côn trùng theo con đường tiếp xúc hay còn gọi là thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Chất tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo chiếm 10% dương tính và chất nhóm lân hữu cơ chiếm gần 20%.
Vệ sinh an tòan thực phẩm là vấn đề bức xúc của người dân khi rất nhiều vi phạm về thực phẩm là do báo chí phát hiện trước rồi cơ quan quản lý mới tiến hành điều tra, kiểm nghiệm. Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Trịnh Quân Huấn cho biết là phải nêu đích danh các doanh nghiệp làm tốt việc giữ gìn an tòan thực phẩm và những doanh nghiệp chưa làm được để họ biết mà phấn đấu, nếu không cứ nói chung chung và những năm kế tiếp lại không có gì thay đổi.
Theo lời ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam, việc xuất nhập khẩu giữa các nước với nhau trên thế giới là điều cần thiết để làm giàu mạnh quan hệ của các nước cũng như đẩy mạnh nền kinh tế thế giới nói chung. Việt Nam cũng xuất khẩu rất nhiều các lọai trái cây như chuối đến cho Trung Quốc vì nước này không thể trồng được do thời tiết khắc nghiệt không thích hợp cho loại hoa quả này.
Người dân tự bảo vệ

Vấn đề an tòan thực phẩm, đặc biệt hoa quả, trái cây thì ông Kỳ nói rằng việc kiểm nghiệm và giáo dục người dân những điều căn bản để có thể ăn được loại trái họ muốn và giữ gìn sức khỏe là cần thiết.
Ông cho biết: "Không chỉ riêng trái cây Trung Quốc có chất hóa học, mà tất cả các trái cây đều có chất hóa học. Quan trọng là chất nào cho phép thì dùng, chất nào không cho phép thì không dùng. Nhà nước phải có thiết bị kiểm tra chất l ượng sản ph ẩm để người dân không bị ngộ độc."
Khi liên lạc với người tiêu dùng trong nước, chúng tôi được biết họ cũng rất cẩn thận với thực phẩm chọn mua. Một thanh niên sống tại TPHCM cho biết khi mua trái cây về anhrửa rất kỹ bằng việc ngâm nước muối khoảng 5-15 phút rồi sau đó gọt vỏ trước khi ăn để tiêu diệt những hóa chất trên trái cây. Anh cho rằng không thể nào dừng hẳn lại việc ăn uống một loại trái cây nào đó nhưng vì báo chí có đưa tin nên anh cũng cẩn thận hơn và hạn chế ăn uống để bảo đảm sức khỏe.
Anh Nguyễn Xuân, cư ngụ tại quận Nhất, TPHCM nói " M ình phải hạn chế dùng những trái cây nhập khẩu. Rửa nước, ngâm muối, gọt vỏ cho trái cây trước khi ăn. Nên mua hoa quả trong siêu thị và không mua ở hàng rong, mua cây nhà lá vườn là chắc ăn nhất."
Mình phải hạn chế dùng những trái cây nhập khẩu. Rửa nước, ngâm muối, gọt vỏ cho trái cây trước khi ăn.
Anh Nguyễn Xuân, quận 1
Ý kiến dư luận cho rằng, nhà nước Việt Nam nên đầu tư thêm cho việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu để bảo đảm an tòan cho người dân, vì việc dùng thuốc trừ sâu hoặc các loại hóa chất khác nhằm bảo quản sự tươi tốt của trái của người trồng trọt là chuyện đương nhiên.
Thêm vào đó, người dân luôn tìm những món hàng rẻ và tốt cho gia đình của họ vì vấn đề kinh tế. Họ mong rằng nhà nước sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo đảm an tòan sức khỏe cho người tiêu thụ hàng nhập khẩu với những thay đổi tích cực trong việc kiểm tra hàng nhập khẩu, gia tăng nhân viên làm công việc kiểm nghiệm, có thiết bị tân tiến.