Phân biệt đối xử trong cuộc đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2012.01.09
2012.01.09
RFA file
Sáng thứ Bảy, cuộc đi bộ vì cộng đồng lần thứ 7 mang tên Lawrence S. Ting diễn ra với khoảng 14 ngàn người tham dự từ nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân khác nhau. Trong đó, có khoảng 100 học viên Pháp Luân Công cũng đăng ký tham gia chương trình đi bộ từ thiện này.
Lộ trình của chương trình dài 2 km, trong khu Thương mại Tài chính Quốc Tế, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TPHCM.
Luật mới: Cấm mặc Pháp Luân Công?
Chương trình được tổ chức bởi Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng và bắt đầu lúc 6 giờ 30 tại Khu The Crescent (Hồ Bán Nguyệt).
Theo như tường thuật của các học viên Pháp Luân Công, đoàn của các học viên có khoảng hơn 10 công an giám sát, là những người mặc thường phục và cả đồng phục đi bộ. Anh Tuấn, một học viên Pháp Luân Công tham gia chương trình và cho biết:
“Hôm đó có xảy ra một số rắc rối. Lúc đó tôi đang quay phim thì bị công an phát hiện. Họ xem xong các đoạn phim tôi quay và lôi cổ tôi ra ngoài và bắt về phường.”
“Khi tôi bị bắt về phường thì tôi thấy một số người mặc áo Lawrence S. Ting vào trong phường và nói chuyện với công an.”
Trao đổi với đài RFA, ông Minh Đức, một học viên Pháp Luân Công tham gia buổi đi bộ cho biết khi đăng ký chương trình, các học viên được thông báo rằng việc mặc đồng phục tụ tập sẽ không ảnh hưởng đến chương trình. Tuy nhiên, khi chương trình bắt đầu, tất cả học viên Pháp Luân Công được công an yêu cầu không được mặc áo Pháp Luân Công và không được cầm băng rôn ghi chữ “Pháp Luân Đại Pháp – Chân, thiện, nhẫn”. Thậm chí, công an đã giật tấm băng rôn này. Ông Minh Đức cho biết:
Khi đăng ký thì người ta cho mặc áo Pháp môn nhưng khi đi thì công an không cho. Vì áo có chữ Chân, Thiện, Nhẫn. Khi mọi người bắt đầu căng băng rôn thì bị can nhiễu rất dữ cho nên chúng tôi không căng được. Họ dứt khoát giằng kéo. Mà băng rôn này chỉ ghi là Pháp Luân Đại Pháp – Chân, Thiện, Nhẫn chứ cũng chẳng có gì mang tính chống đối nhà nước cả
ông Minh Đức
“Khi đăng ký thì người ta cho mặc áo Pháp môn nhưng khi đi thì công an không cho. Vì áo có chữ Chân, Thiện, Nhẫn.”
“Khi mọi người bắt đầu căng băng rôn thì bị can nhiễu rất dữ cho nên chúng tôi không căng được. Họ dứt khoát giằng kéo. Mà băng rôn này chỉ ghi là Pháp Luân Đại Pháp – Chân, Thiện, Nhẫn chứ cũng chẳng có gì mang tính chống đối nhà nước cả.
“Các đoàn khác thì căng băng rôn bình thường. Chỉ có đoàn của chúng tôi là không được. Bảo vệ đi quanh chúng tôi rất đông trong khi các đoàn khác là không có ai bảo vệ cả.
Hình ảnh từ các báo chí trong nước đăng tải và từ các clip ghi lại buổi đi bộ cho thấy có nhiều biểu ngữ, băng rôn của các nhóm, hội đoàn, công ty trong nước được giăng lên suốt cuộc hành trình kéo dài 2 giờ đồng hồ.
Hành động sách nhiễu, khủng bố học viên Pháp Luân Công
Theo như thông tin từ các học viên Pháp Luân Công tham gia buổi đi bộ, tất cả học viên bị phát hiện quay phim và chụp hình…đều bị công an mang về phường Tân Phú, quận 7 “làm việc”. Tại đây, các học viên Pháp Luân Công bị thẩm vấn xung quanh việc tham gia Pháp Luân Công và được yêu cầu xóa hết các đoạn video ghi cảnh giằng co giữa cảnh sát mặc thường phục và các học viên Pháp Luân Công trong buổi đi bộ từ thiện. Một trong những người bị bắt về phường Tân Phú, quận 7 là chị Thu Hương. Chị cho biết:
“Khi tôi quay phim thì bị một nhân viên cảnh sát khoát đầu tôi, bắt tôi về nhà.
“Họ bắt về phường và yêu cầu tôi tường trình về việc quay phim. Khi tôi quay thì tôi quay tổng thể, bao gồm cả cảnh công an sách nhiễu. Nhưng những cảnh đó đã bị công an xóa mất.”
Họ bắt về phường và yêu cầu tôi tường trình về việc quay phim. Khi tôi quay thì tôi quay tổng thể, bao gồm cả cảnh công an sách nhiễu. Nhưng những cảnh đó đã bị công an xóa mất
chị Thu Hương
Theo xác minh ban đầu của RFA, có khoảng 5 người bị công an tạm giữ thẩm vấn và cho về trong ngày. Riêng trường hợp chị Thủy Tiên, ngay khi chương trình đi bộ bắt đầu, chị bị cảnh sát ngăn cản không cho tham gia và bị tạm giữ vì mặc áo tu tập Pháp môn. Chị cũng được thả về trong ngày nhưng ngày thứ Hai chị đến văn phòng công an quận 7 để giải thích và đưa thông tin về Pháp Luân Công thì lại bị giữ lại. Trả lời chúng tôi ngay lúc đang bị giữ thẩm vấn, chị Thủy Tiên cho biết:
“Hôm nay tôi lên công an quận để gởi công an cái đĩa tôi tải trên mạng xuống trong đó có các thông tin về Pháp Luân Công để họ hiểu thêm về Pháp môn. Nhưng họ đã giữ tôi lại để viết tường trình”.
Ngoài ra, chị Thủy Tiên còn cho biết, hôm thứ Bảy, khi bị bắt về phường, chị được một công an mặc thường phục cho biết việc đi bộ trong cương trình Lawrence S. Ting là không được phép và việc mặc áo có in chữ Pháp Luân Công là tuyên truyền:
“Mấy vị cán bộ mời tôi về để hợp tác làm việc về việc đi bộ mà không được phép. Họ không cho tôi đi bộ. Tôi vừa đến nơi thì họ đã bắt tôi về phường. Họ nói là họ không cho tôi mặc áp Pháp môn vì như vậy là tuyên truyền.
“Những người làm việc với tôi đều mặc thường phục và tôi có yêu cầu được biết tên thì họ không cho biết”.
Được biết, chương trình đi bộ từ thiện này được đặt tên theo ông Lawrence S. Ting - một doanh nhân Đài Loan đã đi tiên phong trong việc hưởng hưởng ứng chính sách đầu tư tại Việt Nam những năm 1990.
Đây là một hoạt động truyền thống của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng trong vòng 6 năm qua. Mục đích của chương trình là vận đồng cộng đồng ủng hộ những người nghèo. Chính vì mang tính từ thiện nên chương trình thu hút rất nhiều người tham gia, trong đó, có cả các công ty, các tổ chức từ thiện, các hội đoàn và cơ quan nhà nước. Đây là lần đầu tiên học viên Pháp Luân Công ghi danh tham gia với tư cách một nhóm.
Mấy vị cán bộ mời tôi về để hợp tác làm việc về việc đi bộ mà không được phép. Họ không cho tôi đi bộ. Tôi vừa đến nơi thì họ đã bắt tôi về phường. Họ nói là họ không cho tôi mặc áp Pháp môn vì như vậy là tuyên truyền.
chị Thủy Tiên
Xin được nhắc lại, từ đầu tháng 10 năm ngoái, xuất hiện nhiều cuộc tọa thiền của học viên Pháp Luân Công trước Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở Việt Nam nhằm phản đối việc bắt giữ hai học viên Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành. Hai nhân vật này bị bắt vì phát thanh tin tức về Pháp Luân Công từ Việt Nam sang Trung Quốc. Những người theo Pháp môn này cho rằng phía Việt Nam đã bị áp lực từ Trung Quốc trong việc bắt giữ này.
Tất cả các buổi toạ thiền nói trên được mô tả là “toạ thiền hoà bình” và được thực hiện trong im lặng để rèn “Chân, thiện, nhẫn”. Tuy nhiên, các cuộc toạ thiền này đều bị công an Việt Nam giải tán nhanh chóng. Trong một số trường hợp, những người tọa thiền của Pháp môn này bị mang lên xe cảnh sát trong tư thế thiền ngồi. Hiện tại, chưa có trường hợp học viên Pháp Luân Công nào bị giam giữ vì các cuộc tọa thiền trong thời gian vừa qua.
Được biết, mặc dù không chính thức cấm Pháp Luân Công nhưng Pháp môn này bị đàn áp gắt gao ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật nào cho thấy tu tập Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật.
Theo dòng thời sự:
- 2 học viên Pháp Luân Công bị tuyên án tù
- Hà Nội sắp xét xử hai học viên Pháp Luân Công
- Vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp
- Phỏng vấn học viên Pháp Luân Công bị gây rối
- Công an tiếp tục bắt giữ và sách nhiễu học viên Pháp Luân Công VN
- Vì sao TQ đàn áp Pháp Luân Công?
- Cuộc vận động đưa VN trở lại danh sách CPC