Đại sứ Mỹ nói có thể ‘cân bằng thích ứng’ về nhân quyền đối với Việt Nam

Giang Nguyễn
2021.03.05
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Đại sứ Mỹ nói có thể ‘cân bằng thích ứng’ về nhân quyền đối với Việt Nam Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Dan Kritenbrink bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội hôm 07/09/2018.
Reuters

“Cũng giống như mọi mối quan hệ, có những khác biệt giữa hai quốc gia và hệ thống chính trị của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta giữ quan điểm tổng quát thì có thể giải quyết những vấn đề đó một cách hiệu quả”.

Đại Sứ Daniel Kritenbrink khẳng định như vừa nêu tại cuộc thảo luận trực tuyến hôm 5 tháng 4 do Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia (UVA) tổ chức. Ông nói, với quan điểm đó, từ năm 2017, trong vai trò nhà ngoại giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông cùng các đối tác, chính quyền Việt Nam, đã có những thành công vượt bực, một phần không nhỏ vì những lợi ích của hai bên hoàn toàn “song hành với nhau”. Ông nói:

 “Tôi đã cùng với các đối tác và những người bạn Việt Nam của tôi phấn đấu giải quyết một số vấn đề vô cùng nhạy cảm và khó khăn trong ba năm qua. Chúng tôi đã giải quyết được hầu hết mọi vấn đề. Việt Nam biết điểm mấu chốt của họ là gì. Tôi nghĩ chính là giữ sự độc lập, an ninh và thịnh vượng”.

Ông Kritenbrink ghi nhận rằng Việt Nam theo đuổi những mục tiêu đó một cách vô cùng “thực tiễn”. Về phía Hoa Kỳ, ông Kritenbrink đề cập đến các thành tựu mà ông đặc biệt hãnh diện. 

Đầu tiên là nỗ lực giúp hòa giải và xử lý các di chứng do chiến tranh để lại. Cụ thể, ông nhắc đến chuyến thăm Cầu Hàm Rồng cùng với cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam giữa năm ngoái. Ông cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn năm 2019. Năm 2018 ông đã làm như thế tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đây là nơi còn lại phần mộ của những chiến sĩ thuộc Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Ngoài ra, Đại Sứ Kritenbrink còn nhấn mạnh thành quả trong lĩnh vực thương mại và giao dịch:

“Thứ nhì, tôi cũng tự hào về những điều thiết thực mà chúng tôi đã làm được. Bạn biết đấy, các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la mà chúng tôi đã ký kết nhờ có quan hệ thực sự này. Chúng tôi ở đây để hoàn thành công việc giao dịch thực sự mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Tôi thực sự tự hào về điều đó. Tôi cũng tự hào về chuyến thăm của hai hàng không mẫu hạm”.

Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến nỗ lực giúp trả tự do cho công dân Mỹ, ông Michael Phương Minh Nguyễn. Nhưng ông thừa nhận ví dụ điển hình về các lĩnh vực mà hai bên không đồng quan điểm là vấn đề nhân quyền.  

Ông chia sẻ rằng nhân quyền là một trong những mối căng thẳng lớn nhất trong quan hệ song phương. Khi trao đổi với phía Việt Nam về vấn đề này, thông điệp ông thường nêu ra như sau:

Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ thành công hơn nếu Việt Nam bảo vệ các quyền công dân, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nói rõ rằng chỉ có Việt Nam và người dân Việt Nam mới làm được những quyết định này. Theo tôi quí vị hiểu được ngữ cảnh đó và tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được sự cân bằng thích ứng và không quá tập trung vào một vấn đề. Vì như tôi đã đề cập ban đầu, bất chấp những khác biệt mà chúng ta có về nhân quyền, khi chúng ta nhìn vào các vấn đề khác trong chương trình nghị sự của chúng ta từ mối quan hệ an ninh, thương mại, giữa con người với con người và nỗ lực quan trọng về việc xử lý di sản chiến tranh, thì bạn sẽ thấy rằng lợi ích của chúng ta gần như hoàn toàn song hành”.

Nói đến lĩnh vực an ninh trong khu vực, ông khẳng định Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ, điều mà Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã khẳng định trong tuyên bố đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hôm 3 tháng 3.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
06/03/2021 11:27

Mỹ cũng phải nhượng bộ.
Nắm chặt cổ con tin là nhân dân VN, chỉ có băng đảng cướp CSVN là được hưởng lợi.
Sẽ đến một ngày, Mỹ sẽ nhận ra, CSVN độc ác, bịp bợm với đồng bào của nó - chẳng khác gì Trung Cộng.

Duy Hữu, USA
06/03/2021 14:08

Thank you, Mr. Ambassador Daniel Kritenbrink.
God bless you, your family, and USA.
You did your best with your heart and your mind.

Ôn cố, tri tân... trong bốn năm vừa qua.
Ngài Đại sứ Hoa Kỳ của ngài cựu Tổng thống Trump ... " Phất cờ Việt Cộng, chống Tàu Cộng ",
Phất cờ nhà nước, độc đảng, độc tài, độc quyền Việt Cộng Búa Liềm, chống nhà nước, độc đảng, độc tài, độc quyền Tầu Cộng Búa Liềm.

Tổng thống Trump cùng phất cờ... " Cùng đích biện minh, biện hộ cho phương tiện " với Đảng và Nhà nươc Việt Cộng.
Cùng phất cờ.... Cùng đích " Độc lập " của Viêt Nam biện minh, biện hộ, " ngoảnh mắt, làm ngơ " cho các phương tiện, đường lối đàn áp, bóc lột, phản Tự do, phản Dân chủ, phản Dân quyền, phản Nhân quyền, phản Dân của Đảng là Nhà nước Việt Cộng đối với nhân dân Viêt Nam.

Cùng phất cờ... các tài phiệt, tư bản tự do của Hoa Kỳ cần theo gương các tài phiệt, tư bản độc tài, của Đảng, do Đảng, vì Đảng Búa Liềm ...
" Muốn có ăn, đừng có nói ", ngâm miệng mà nhai, mà nuốt, cho nó lịch lãm, lịch sự với các bác tài phiệt trong Đảng, của Đảng, vi Đảng tài phiệt.

Và cùng phất cờ " Trump ", theo gương bác Trump ... " Quân tử nhất ngôn là quân tử dại... Quân tử nói đi, nói lại là quân tử Trump ".

Ngài Đại sứ Ngoại giao của cựu Tổng thống Trump rất ngoại giao, rất " khôn ngoan ", rất " khôn... thì ngoan " với bác Trump,
và đanh ̀" khôn... thì ngoan " với các bác " cháu ngoan bác Hồ của bác Hô không ngoan " với Dân Việt.

Vào một ngày... gió đã đổi chiều, Hoa Kỳ đã đổi chiêu...
Ngài Đại sứ vẫy tay chào Việt Nam, lấy tay móc túi áo, vẫn còn đó một danh sách dài, rất dài các người hùng tù nhân lương tâm Việt Nam.

Chỉ vì ngài Đại sứ và Tổng thổng Trump cua ngài ... " Tránh vỏ dưa, đạp vỏ dừa "... " Tránh vỏ dưa Tàu Cộng, đạp vỏ dừa Việt Cộng ".
Như nhân dân Viêt Nam đã từng " Tránh vỏ dưa thực dân Pháp, đạp vỏ dừa Búa Liềm Việt Cộng ", " vì Độc lập, mất Tự do, mất Hạnh phúc ".

Ý dân là ý trời, ý trời là ý dân.... Ý nhân dân Hoa Kỳ, ý nhân dân Việt Nam là ý Trời...

Độc lập... trong Tự Do, trong Hạnh phúc.
Độc lập... trong Tự do, Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền.
Độc lập... trong Tự do, Công bình, Bác ái, Từ bi.
Độc lập... trong Đa đảng, Đa dạng, Đa tài, Đa năng, Đa hiệu.
Độc lâp... trong Liên kết của Đa dạng và Đa dạng trong đoàn kết ... Unity in Diversity. Diversity in Unity.

Thank you, Mr Ambassador Daniel Kritenbrink.
God bless you, your family and USA.
You did your best with your heart and your mind.

Dân miền Nam
07/03/2021 06:10

CS còn tồn tại nhờ chà đạp nhân quyền.

Nguyễn Văn
07/03/2021 10:45

'Cân bằng thích ứng' nghĩa là tùy theo mức độ vi phạm nhân quyền của Hà Nội mà Mỹ sẽ thích ứng. Hoặc nhượng bộ, hoặc đáp trả lại. Nhưng vì hai chế độ chính trị khác nhau thì không thể, nếu không muốn nói không bao giờ, có điểm chung về nhân quyền. Họ chỉ cố gắng thỏa mãn có điều kiện để bảo vệ lợi ích chung.

Nhưng lợi ích chung của họ không phải là lợi ích của người dân VN. Vậy có khác gì hai bên dùng lá bài nhân quyền để trao đổi bảo vệ lợi ích của riêng họ?

Kinh tế và an ninh là lợi ích chung trùng hợp nhưng chính trị và nhân quyền thì trái ngược. An ninh và giao thương kinh tế hòa hợp giữa hai nước ngày càng tiến triển nhưng nhân quyền thì đi xuống. Nhưng vì quyền lợi kinh tế và an ninh quá cao nên Hà Nội và Washington phải cố gắng thỏa hiệp làm sao để thích ứng mặt nhân quyền hầu bảo vệ quyền lợi chung. Mỹ phải phân trần, cố gắng cân bằng để giữ quyền lợi chung của hai nước. Có thể hiểu là Mỹ đáp ứng theo Hà Nội.

Mỹ thích ứng chứ làm gì có chuyện cộng sản thích ứng những đòi hỏi quyền của người dân khi nhân quyền là vấn đề sống còn của chế độ? Rõ ràng nhân quyền khác biệt vì chế độ chính trị khác biệt. Nó tùy theo tình hình thời cuộc mà Hà Nội có thể thả lỏng một chút hoặc bóp chặt lại thêm một chút. Nghĩa là tùy theo thái độ và hành động đòi hỏi của người dân mà đàn áp, và tùy theo sự đàn áp mạnh hay nhẹ của Hà Nội mà Mỹ sẽ thích ứng. Cuối cùng, nếu người dân không đấu tranh hoặc không lên tiếng đòi quyền làm người thì cả Hà Nội và Washington đều coi như đã "thích ứng" vậy. Coi như nhân quyền dậm chân tại chỗ.
nv