Nghịch lý thị trường cà phê Việt Nam

Việt Nam hứa hẹn một niên vụ cà phê bội thu, nhưng ngay từ khi chưa thu hoạch rộ mà nhiều công ty đã vội bán ‘khống’ với giá thấp hơn thực tế gây bất lợi. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

0:00 / 0:00

Cuộc chiến mua bán cà phê đã khởi sự ở Tây Nguyên dù sản phẩm chính là cà phê vối robusta chưa đến lúc thu hoạch. Rất nhiều thông tin ‘ảo’ liên quan tới mức giá cả lên xuống làm doanh nghiệp, nhà cung ứng và nông dân phải quan tâm.

Mua bán trừ lùi theo thị trường là tự đè giá xuống

Trong lúc các nhà vườn chờ đợi vụ thu hoạch đầy phấn khởi thì có những thông tin trên báo chí như nhà nhập khẩu nước ngoài dè dặt với cà phê Việt Nam vì có đến 100.000 tấn của niên vụ trước bị vỡ hợp đồng không giao hàng. Gần đây nhất lại có tin doanh nghiệp Việt Nam bán kỳ hạn ký hợp đồng trừ lùi tới 100USD/tấn tăng thêm 10 USD so với tuần trước, giá này kém hơn cà phê robusta cùng loại của Indonesia tới 350 USD/tấn. Đây là một nghịch lý vì phẩm chất cà phê hai nước không chênh lệch tới mức đó. Được biết Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo hợp đồng giao sau và trừ lùi một mức nhất định theo giá sàn giao dịch Luân Đôn (Liffe) ở thời điểm giao hàng.

Ông Nguyễn Vịnh người sống trên vùng cà phê Đắk Lắc nhiều năm gắn bó với cây cà phê phát biểu với chúng tôi:

- “Doanh nghiệp Việt Nam cứ theo bài lai hàng năm, năm nay chưa có được một giỏ hàng trong tay nhưng vẫn ký bán trước cho doanh nghiệp nước ngoài với mức trù lùi qúa cao. Họ làm vậy để cầm cái hợp đồng đó mới vay được tiền ngân hàng, không có hợp đồng không vay được, muốn ký hợp đồng với nước ngoài thì họ

Công nhân thu hoạch cà phê. AFP
Công nhân thu hoạch cà phê. AFP (AFP)

cứ rao bán và trừ lùi quá nhiều, đó là do chính doanh nghiệp Việt Nam mình tự đè giá xuống.

Doanh nghiệp Việt Nam cứ theo bài lai hàng năm, năm nay chưa có được một giỏ hàng trong tay nhưng vẫn ký bán trước cho doanh nghiệp nước ngoài với mức trù lùi qúa cao. Họ làm vậy để cầm cái hợp đồng đó mới vay được tiền ngân hàng, không có hợp đồng không vay được

Ông Nguyễn Vịnh

Giá cà phê robusta hai năm qua luôn ở mức cao dù có nhiều lúc trồi sụt thất thường, giá mà nông dân bán được từ hơn 30.000.000đ/tấn đã tăng dần đến đỉnh là 52.000.000đ/tấn cách đây vài tuần. Ngày 12/9/ 2011 cà phê robusta nhân xô được thu với giá 47.000.000đ/tấn. Niên vụ cà phê 2011-2012 của Việt Nam tính từ tháng 10 năm nay đến hết tháng 9 năm sau được dự báo từ 1.200.000 tấn tới 1.300.000 tấn, nhưng thực tế thu hoạch rộ từ tháng 11 dương lịch đến khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán.

Giá cà phê thế giới tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, sản lượng, lưu thông kinh tế, nhưng giới đầu cơ là nhân tố tích cực nhất đối với sự trồi sụt thất thường trên các sàn giao dịch quốc tế. Việc này đem lợi nhuận cũng bất thường cho cho các nhà đầu cơ, các quĩ đầu cơ và làm phá sản những tay mơ mon men buôn cà phê “giấy” còn gọi là “chứng khoán cà phê”.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, cũng là tổng giám đốc một công ty lớn đang nắm giữ 25% thị phần xuất khẩu cà phê, phân tích với chúng tôi về sự khó khăn nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Trong những nguyên nhân thua lỗ thì do thiếu kinh nghiệm mua bán trừ lùi theo thị trường kỳ hạn Liffe ở Luân Đôn, thường cứ bán trừ lùi rồi mua hàng cao khi thị trường biến động chốt giá không kịp bị lỗ. Các nhà cung ứng cũng có hiện tượng thua lỗ, rồi một số tham gia mua bán “giấy” trên thị trường kỳ hạn cũng bị lỗ. Nói chung việc mất uy tín dẫn tới rất nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng, bên cạnh đó lạm phát làm cho lãi suất quá cao, trong đó có một phần lãi suất cao là để cho các doanh nghiệp nào gặp rủi ro trong kinh doanh bị thua lỗ phải phá sản. Theo quan điểm của các nhà quản lý Nhà nước, sẽ chỉ tồn tại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và khi ấy sẽ là cơ hội cho nền kinh tế phát triển. Ông Đỗ Hà Nam nhấn mạnh:

khi doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn thì các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam có vốn tốt và hưởng lãi suất rất thấp, đương nhiên khi đã mở cửa rồi thì họ vào mua hàng như các doanh nghiệp Việt Nam thôi, nhưng giá của họ sẽ tốt hơn.

Ông Đỗ Hà Nam

- “ Trong thực tế thì nó lại không đơn giản như vậy, khi doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn thì các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam có vốn tốt và hưởng lãi suất rất thấp, đương nhiên khi đã mở cửa rồi thì họ vào mua hàng như các doanh nghiệp Việt Nam thôi, nhưng giá của họ sẽ tốt hơn. Nông dân và nhà cung ứng thấy ai mua giá cao thì bán, dẫn đến việc cách đây hai năm doanh nghiệp nước ngoài chiếm được 15% thị phần, năm ngoái họ đạt 30% thị phần. Nếu không có gì thay đổi thì năm nay họ có thể chiếm 50%. Khi người nước ngoài người ta điều khiển được 50% thị trường rồi thì nếu họ không mua thì Việt Nam đâu biết

Cà Phê ở Brazil đang được phân loại . ảnh minh họa AFP
Cà Phê ở Brazil đang được phân loại . ảnh minh họa AFP (AFP)

bán cho ai. Doanh nghiệp nước ngoài đang điều khiển thị trường cà phê rồi, tương tự như chúng ta bán sắn lát, bán cao su cho Trung Quốc khi nào Trung Quốc đóng cửa thì giá sụp, khi nào Trung Quốc mở cửa thì giá lên. Việc này làm cho thị trường phụ thuộc vào người nước ngoài và đây là điều nguy hiểm.”

Quan điểm của ông Đỗ Hà Nam được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chia sẻ, nhưng những người trồng cà phê thì lại nghĩ khác, họ muốn bán cho ai trả giá cao nhất và họ không hề quan tâm tới việc đàng sau các thương lái, đại lý hạt cà phê của họ sẽ vào tay doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài.

Cần nghiên cứu kinh nghiệm của Brazil và Indonesia

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Đỗ Hà Nam nhận định về phương cách vượt khó khăn để ổn định thị trường cà phê Việt Nam trong đó có quyền lợi của cả chuỗi từ người nông dân tới nhà xuất khẩu. Theo ông, Việt Nam cần sang học kinh nghiệm Brazil, Indonesia, trước đây các nước này cũng gặp tình trạng tương tự Việt Nam, nhưng sau này họ đã quản lý thị trường rất tốt.

Đó là bài học Việt Nam cần nghĩ tới để có lời giải cho ngành cà phê. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải củng cố lại, doanh nghiệp nào mạnh thì cần được hỗ trợ, cộng với việc tạo ra những doanh nghiệp mới có sức mạnh. Ông Đỗ Hà Nam tiếp lời:

Các doanh nghiệp tham gia hiệp hội bắt buộc phải liên kết lại và đưa ra được những chiến lược mua hàng, làm sao đó để hỗ trợ lẫn nhau. Thí dụ những doanh nghiệp có tài chính tốt có thể nhận được vốn ngân hàng thì sẽ hỗ trợ vốn cho người nông dân.

Ông Đỗ Hà Nam

- “Các doanh nghiệp tham gia hiệp hội bắt buộc phải liên kết lại và đưa ra được những chiến lược mua hàng, làm sao đó để hỗ trợ lẫn nhau. Thí dụ những doanh nghiệp có tài chính tốt có thể nhận được vốn ngân hàng thì sẽ hỗ trợ vốn cho người nông dân. Những đơn vị nào không có điều kiện thì chúng ta cố gắng tạo ra hệ

Những hạt cà phê chín được tách riêng. AFP
Những hạt cà phê chín được tách riêng. AFP (AFP)

thống hàng hóa để mua. Người nông dân giao hàng đến đâu thì thanh toán tiền đến đó, ngân hàng sẽ quản lý những hàng hóa này.
Sau hết, muốn hay không muốn thì các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn xa hơn chứ không chỉ buôn bán trong sân nhà nữa. Bắt buộc phải mở rộng ra bán thẳng ở sàn Luân Đôn, bán thẳng cho các nước tiêu dùng, khi bán thẳng như vậy chúng ta sẽ có hệ thống khách hàng riêng biệt. Dương nhiên khi bán thẳng giá của chúng ta có giá thành và chi phí rẻ hơn, sẽ hình thành hệ thống người mua mới và bắt buộc các công ty nước ngoài sẽ phải suy nghĩ lại, buộc phải liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ giữ được sự cân bằng hơn.”

Thị trường cà phê Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền mỗi khi được mùa là xảy ra tình trạng rớt giá, hoặc lên xuống thất thường, chỉ có ai có điều kiện trữ lại hàng thì có thể quyết định bán vào thời điểm thích hợp. Do vậy quan điểm của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là phải mua dự trữ từ 300.000 tấn đến 500.000 tấn ngay từ đầu vụ để giữ vững thị trường vào lúc đa số nông dân muốn bán ra để trang trải chi phí cuộc sống.

Tuy nhiên các thành viên Hiệp hội không có đủ vốn để thực hiện việc này. Họ tiếp tục kiến nghị chính phủ cho vay vốn với lãi suất thấp để thực hiện mua tạm trữ từ tháng 11-12, nhưng chưa được đáp ứng.

Người trồng cà phê hoan nghênh chủ trương ổn định thị trường nhưng họ thường tỏ ra nghi ngại về việc ai là người ấn định giá mua tạm trữ, người nông dân có được hỏi ý kiến hay không.

Theo dòng thời sự: