Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?

Vấn đề đất đai và tôn giáo đang là hai vấn nạn lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Định Nguyên, thông tín viên RFA
2012.02.28
034_1627046-305.jpg Lễ Chùa vào ngày rằm tại một ngôi chùa ở TPHCM
AFP photo

Chuyện Tiên Lãng, thuộc đất đai, hiện chưa có hồi kết, mặc dù chính phủ đã có kết luận. Chuyện tôn giáo, từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động đến Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, dường như vẫn còn đang âm ỉ như ngòi nổ chậm. Việc bổ nhiệm một viên tướng công an lão luyện trong ngành an ninh vào chức vụ Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có phải là một hy vọng sẽ tháo gỡ được ngòi nổ.

Ban tôn giáo chính phủ ra đời từ năm 1955 tại Miền Bắc, mục đích tham mưu cho chính phủ, lúc bấy giờ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lãnh vực tôn giáo. Đặc biệt trong thời kỳ đầu này là nhằm “đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép tín đồ Công giáo di cư vào Nam, động viên giới tôn giáo tham gia các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.” Và cũng từ đó các hội tôn giáo trực thuộc nhà nước được thành lập như: Hội Thánh Tin lành Miền Bắc năm 1955; Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam năm 1958.

Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an.

Mục sư Thân Văn Trường

Sau năm 1975 khi thống nhất được đất nước, một lần nữa nghị định về tôn giáo được ban hành vào ngày 11/11/1977 nhằm hướng tới thống nhất các tổ chức tôn giáo vào tay nhà nước. Thời gian này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập năm 1980 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981.

Ít ngày sau 30/4/75, người dân Miền Nam chứng kiến hình ảnh vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Miền Bắc, Hòa Thượng Thích Trí Độ, với chiếc áo sơ mi trắng cụt tay đứng trên lễ đài hoan hô, đã đảo cùng với đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ mít tinh chào mừng chiến thắng, trước dinh Độc Lập nay là dinh Thống Nhất, người dân chợt hiểu chính sách của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là gì khi ngay cả chiếc áo nâu sòng tượng trưng cho những người xuất gia ông cũng không mặc, hoặc không dám mặc.

Ngày càng siết chặt

Vào tháng 5/2011 Việt Nam đưa ra một bản “dự thảo nghị định thay thế nghị định năm 2005, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.” Nội dung vẫn là siết chặt hơn nữa nguyên tắc “xin-cho” đối với tôn giáo. Tuy nhiên chưa biết bao giờ thì nghị định mới này được ban hành.

Nhìn chung, theo chiều dài lịch sử, Ban tôn Giáo Chính Phủ được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là định hướng cho các tôn giáo theo đúng đường lối chủ trương của đảng mà Điều 5 quy định, trong 19 điều quy định quyền hạn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ : “Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”

Những mâu thuẫn gay gắt gần đây giữa Đảng và tôn giáo, giữa tín đồ và chính quyền lại bùng lên. Từ chuyện tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị trưng thu nay Giáo Hội muốn lấy lại; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động nhưng tiếng nói của Hòa Thượng Thích Quãng Độ vẫn luôn đánh động dư luận thế giới về tình hình tôn giáo tại Việt Nam; đến việc các giáo phái Tin Lành, Hòa Hảo phản ứng chuyện bị đàn áp cấm đoán họ thể hiện tín ngưỡng, và gần đây nhất là những người theo Pháp Luân Công ngày một đông dù bị bắt bớ, đánh đập, làm cho chính quyền cảm thấy bất an.

Chuyện Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu là những miệng núi lửa tạm ngừng phun nhưng nham thạch của nó vẫn còn âm ỉ nung đỏ dư luận xã hội và không một ai dám đoan chắc rằng những dồn nén ẩn ức bên trong đã ngừng vận động.

Ban Tôn Giáo Chính Phủ kể từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 14 đời trưởng ban. Trưởng ban đầu tiên là ông Trần Xuân Bách và người cuối cùng là ông Nguyễn Thái Bình, nay là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Trong 14 vị này không có vị nào thuộc ngành công an. Ông Phạm Dũng, Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 an ninh thuộc Bộ Công An, là trưởng ban thứ 15.

000_Del281122-250.jpg
Giáo dân xứ Thái Hà trong một lần dâng lễ cầu nguyện. AFP
Giáo dân xứ Thái Hà trong một lần dâng lễ cầu nguyện. AFP
Nhận định việc bổ nhiệm này Mục sư Thân Văn Trường, nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an. Không những đối với tôn giáo mà tôi thấy một số bí thư tỉnh họ cũng bổ nhiệm công an. Chưa bao giờ tôi thấy lực lượng đông tướng công an như bây giờ. Tôn giáo có một vị tướng phụ trách tôi thấy nó sẽ có khó khăn hơn nhưng cụ thể như thế nào thì tôi chưa dám nói.”

Việc đưa một viên tướng công an, chuyên gia về an ninh nội địa và an ninh đối ngoại giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính Phủ liệu có đúng như ý định mà báo chí lề phải trong nước loan tin là: “Ở cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ có quan hệ tốt và giải quyết thấu đáo những công tác của Bộ Nội vụ và của Ban Tôn giáo Chính phủ, tạo điều kiện để các tôn giáo đoàn kết hoạt động theo các quy định của Pháp luật và trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam đang hội nhập, phát triển”?

Nhưng đối với dư luận người ta có những suy nghĩ dè dặt hơn. Hay nói khác hơn họ thiên về suy nghĩ rồi đây chính sách về tôn giáo của đảng sẽ có những bước quyết liệt hơn chăng? Nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) viết trên trang FaceBook của ông: “Mong khi rời ngành an ninh, Trung Tướng Phạm Dũng sẽ coi tôn giáo là nhân dân thay vì như các thế lực thù địch.”

Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.

Ông Nguyễn Hữu Vinh

Ông Nguyễn Hữu Vinh, một tín hữu Công Giáo cho rằng:

“Theo suy nghĩ của tôi thì tôn giáo thuộc về lĩnh vực tâm linh. Những quan hệ giữa tôn giáo, nhà nước, con người, cộng đồng xã hội thì tôi không rõ được một ông tướng của ngành công an mà sang đây thì ông ta phát huy về chuyên môn của ông ta là cái gì? Giả sử như ở đây là một giáo sư, một người thuộc lãnh vực xã hội, cộng đồng hoặc lãnh vực về tâm linh về tôn giáo thì người ta sẽ có những chuyên môn để tư vấn cho nhà nước trong những vấn đề như vậy. Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.”

Anh Nguyễn Văn Điểm, một giáo đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ thiết tha mong muốn việc hành đạo phải được tự do theo như hiến pháp quy định. Anh nói:

“Nếu tôi có đôi lời muốn nói thì tôi xin tất cả các cơ quan chính quyền từ địa phương là chúng ta phải thực hiện đúng lời của hiến pháp quy định cho phép tất cả các tôn giáo được tự do tín ngưỡng và họ được tự do hành đạo trong khuôn viên tôn giáo của mình. Tất cả những nơi cô bác hành đạo, niệm phật, thuyết giảng là phải được bảo vệ, giúp đỡ chớ không phải gây khó khăn.”

Việc điều động, bổ nhiệm các quan chức thuộc chính phủ là chuyện bình thường của mọi quốc gia. Nhưng việc điều một viên tướng công an thuộc ngành an ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính phủ liệu có phải là để thể hiện tư duy công an hóa bộ máy chính quyền và chính sách siết chặt tôn giáo. Xin mượn câu nói của Lenin, một ông tổ của Cộng Sản, để kết thúc bài viết này: “chỉ có những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với Tôn Giáo.”

Video: Nhà Trắng sẽ gặp gỡ người Việt tại Mỹ về Nhân quyền VN

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
12/03/2012 15:29

cang dan ap thi cang nhieu toi pham ,mot che do cong an tri khong duoc long dan,muon chinh don phai bat dau cho cac ton giao co tu do tin nguong con mong cuu van duoc dao duc dang thoai hoa.

Anonymous
28/02/2012 16:30

Tôn giáo ở đâu, ở quốc gia nào cũng vậy-miễn là không vi phạm pháp luật của quốc gia đó thì không có điều gì phải bận tâm việc chính phủ bố trí ai làm công việc gì? Hòa thượng Thích Trí Độ mặc cái gì cũng được miễn là Đức Phật ngự trị trong trái tim ông ấy-không cứ phải mặc áo cà sa mới là hòa thượng. Đã có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam rồi sao lại còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nữa cho rối rắm? Giáo Hội Công Giáo là tổ chức nào? có trực thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hay không? Hay trực thuộc Va-Ti-Căng? Nếu đúng vậy thì nên nhờ Tòa Thánh can thiệp. Vài dòng trao đổi để bạn đọc rộng đường bình luận.

Anonymous
29/02/2012 08:39

goi duong minh hoang.xay dung kinh te cho ai?theo ban nghi nhu the nao? cho nhan dan hay cho 14 ong ba trong BCT

Anonymous
28/02/2012 13:14

Thì rõ ràng là lũ cộng sản là lũ ngu dốt mà, một lũ vô tri, vô giác nên chúng nó mới dám tuyên chiến với tôn giáo.

Anonymous
28/02/2012 09:57

Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ? - Công An toàn trị là lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, để tránh sụp đổ chế độ gây thất bại cho China bành trướng xuống Biển Đông. Sửa Đổi Hiến Pháp để siết thêm gọng kềm đối với Tôn-Giáo là kẻ Tử Thù của Đảng tranh giành lòng tin của Nhân Dân VN. Đảng không có tín đồ, đảng phải tự sát.

Anonymous
29/02/2012 01:02

Tôn giáo là đời sống tinh thần của người dân. Chính Quyền Cộng Sản dùng Công An là Đảng Viện trung thành của chủ nghĩa CS của tư tưởng Mác Lênin duy vật để quản lý tôn giáo, mục tiêu của họ quá rõ: ngoài các Giáo hội quốc doanh, nay thêm 1 tầng cai trị trên cao để theo dõi hòng tiêu diệt mọi mầm mống tự do tôn giáo không đi vào quỹ đạo Cộng Sản. Đạo giáo nào cũng phải được quy phục Đảng CS, không thì là phản động cả. Nhìn cách Hà Nội tổ chức ngàn năm Thăng Long thì rõ: hình Bác Hồ rước đầu dẫn đường cho một đoàn các tiền nhân lịch sử [đáng làm tổ sư trăm đời của ông Hồ] như Trần Hưng Đạo... đi theo sau ông ấy!!!

Anonymous
15/03/2012 11:27

vi sao chinh phu goi dan la ke thu? vi sao chinh phu lai so ton giao ,ton giao la mam dao duc cua xa hoi phai chang chinh phu dang lam trai nguoc voi dao duc?

Anonymous
29/02/2012 22:11

Tu do tin nguong Ton Giao Theo Duong Loi Chu Truong cua Dang va Nha Nuoc VN. Co nhgia Dan VN phai Ton Trong Loi Day cua Dang. vi Moi Nghuoi Hieu Sai Nen Banh Truong Ton Giao Cua minh Bi cam La Phai Roi.Neu De Ton Giao Chinh Thong Phat Trien Chac Chan Cong San Khong The Ton Tai.Do La Dieu Ma CS Da Khang Dinh. Nhu Vay Tuong Cong An Phai Dieu Hanh Ton Giao La Dung Roi.Ton Giao Cua Dan Thi Dang Phai Dieu Hanh Co Gi Thac Mac.

Anonymous
28/02/2012 19:09

Tôi chưa đọc bài này.Tuy vậy,Tôi thấy báo RFA toàn những bài đả kích,mục đích chính trị- nhằm lật đổ chính quyền;trong khi những bài viết có tầm nhìn,mục đích thiết thực giúp phát triển kinh tế,nâng cao đời sống nhân dân hoàn toàn không có! Âu cũng chỉ là con chó ghẻ sủa bậy vì bị cướp miếng cơm!

Anonymous
04/03/2012 19:30

Chuyện này không có gì mới: cái gì VC lợi dụng được trong thời chiến thì biết sự lợi hại của nó nên phải đề phòng.Hơn nữa, họ sợ mọi tổ chức nào có thể tạo ra sức mạnh quần chúng,từ đó đe doạ sự "muôn năm " của quyền lực họ. Hãy nhìn vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc và UBTGNN lâu nay thì rõ !

Anonymous
29/02/2012 20:16

Tôn giáo nào cũng dạy tín đồ sự thánh thiện, lòng từ bi, không bạo lực, nuôi dưỡng tâm trong sáng. còn học thuyết MacLenin/HCM là duy vật, vô thần, vô tín ngưỡng xúi dục công nhân, nông dân thay vì rèn luyện học tập làm việc để đổi đời mà bạo đông cướp chính quyền, đấu tố địa chủ,xóa bỏ TB bao đời làm ăn dành dụm...
Cộng sản là bọn tà đạo vô tâm nên chúng rất căm thù tôn giáo, muốn dùng công an côn đồ khống chế phá rối tiêu diệt ĐẠO để đạt mục đích cuối cùng là TÔN GIÁO theo Cộng Sản, CHÙA-NHÀ THỜ...quốc doanh, SƯ NI-LINH MỤC...là công an đột lốt để mị dân.

Anonymous
28/02/2012 16:20

Ở Việt Nam có câu " Ăn cây nào, rào cây ấy" đừng ăn cây táo rào cây xoan đó là một sự phản bội không tha thư. Phải tự thân vận động đừng có bám gót day để phỉ báng dân tộc là không được