Bloggers và nhà báo hải ngoại nghĩ gì về án tù của 3 bloggers VN

Trong mấy ngày nay, công luận tiếp tục phản ứng mạnh mẽ về những bản án tù oan khuất mà nhà cầm quyền VN dành cho 3 bloggers yêu nước thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012.09.25
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012. Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Capture/VTV1


Tải xuống - download

Khi luật pháp trở thành công cụ

Hôm thứ Hai 24 tháng 9 vừa rồi, không khí căng thẳng, ngột ngạt lại bao trùm khu vực pháp đình ở Saigòn, nơi diễn ra phiên xử mà giới cầm quyền cho là “công khai”, “công bằng” dù phiên tòa không có đối chất giữa LS và công tố; vợ con, thân nhân ruột thịt và bằng hữu cùng những người ủng hộ 3 bloggers nồng nàng yêu nước ấy đều bị cản trở hay bị giam cầm.

Và, nói theo lời LS Lê Quốc Quân, “2 vòng số 8 đã ngang nhiên bập vào tay một cách vô cớ, trớ trêu thay, lại bị lạm dụng như một công cụ pháp lý để đưa anh chị (ấy) vào tù”.

Tình trạng, lại một lần nữa, quyền tự do người dân bị chà đạp, lòng yêu nước của họ bị bỏ tù ấy khiến công luận trong và ngoài nước lại càng sôi sục, kể cả báo giới và bloggers hải ngoại như tại Hoa Kỳ.

Từ California, nhà báo Huỳnh Lương Thiện nhận xét:

"Cũng như tất cả mọi người, tôi thấy những bản án này hết sức phi lý. Nó thể hiện sự sợ hải của nhà cầm quyền CSVN đối với những bloggers này, bởi vì các bloggers ấy chỉ nói lên sự thật hoàn toàn có tính chất xây dựng và cải thiện cho xã hội qua vấn đề truyền thông. Cho nên tôi thấy những bản án quá nặng này là hết sức bất công."

Blogger Trần Đông Đức từ Philadelphia nhận thấy những án tù dài hạn ấy là một sự nhẫn tâm của phía cầm quyền mà xã hội VN không thể chấp nhận, cũng không nên ngồi yên để những bản án như vậy xảy ra:

Tôi thấy những bản án này hết sức phi lý. Nó thể hiện sự sợ hải của nhà cầm quyền CSVN đối với những bloggers này, bởi vì các bloggers ấy chỉ nói lên sự thật hoàn toàn có tính chất xây dựng và cải thiện cho xã hội

Nhà báo Huỳnh Lương Thiện

"Tôi thấy đây là những bản án rất là bất công bởi vì trước hết, trường hợp của anh Điếu Cày thì họ giam anh rất lâu. Và bây giờ không còn lý do gì khác nên họ thể hiện sự thô bạo nhằm trấn áp tinh thần.

Đây là một sự bất chấp công lý và đạo lý của xã hội. Trường hợp chị Tạ Phong Tần thì trước kia chị cũng là một công an. Bây giờ chị bị tù như vậy - một trạng thái mà người ta gọi là nhà cầm quyền “ăn thịt con của mình”.

Tôi rất buồn cho trường hợp của chị, nhất là Mẹ chị vừa mới mất; còn những công an khác, những người làm trong nghiệp vụ công an thấy trường hợp của chị Tạ Phong Tần hẳn cũng phải thức tỉnh, cảnh tỉnh lương tri của họ.

Hãy trả tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon. bích chương minh hoạ
Hãy trả tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon. bích chương minh hoạ
RFA file
Còn trường hợp AnhbaSaigon…

Nhưng nói chung, tôi thấy những bản án này quá bất công. Ngay cả những bản án ấy dù là 4 năm, 2 năm, 1 năm hay thậm chí 1 ngày cũng đều là bất công, bởi vì những blogger ấy đều viết blog giống như chúng tôi ở Mỹ này thôi.

Đâu có gì phải bỏ tù họ quá nặng như vậy ? Tù trên 10 năm giống như phạm tội giết người?"

Blogger Tưởng Năng Tiến ở California lưu ý thái độ kiên quyết “quay lưng lại với đất nước, dân tộc” của giới cầm quyền vốn thể hiện qua 3 bản án tù áp đặt, phi lý và nặng nề này:

"Những bản án nặng vừa rồi của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các bloggers Nguyễn Văn Hải, AnhbaSaigon và Tạ Phong Tần có điều như thế này, đó là thái độ dứt khoát của nhà cầm quyền Hà Nội đối với phong trào Dân chủ - tức là họ tỏ thái độ nhất định quay lưng lại với đất nước, dân tộc này.

Về phương diện nào đó thì theo tôi, thái độ của họ cũng tốt cho chúng ta, bởi vì mọi ảo tưởng, mọi hy vọng về sự thay đổi của họ coi như chấm dứt. Và không có lựa chọn nào khác là chúng ta không thể thoả hiệp với họ được. Chúng ta bắt buộc phải tranh đấu với họ đến cùng."

Tác dụng ngược

Theo blogger Trai Sông Tiền từ tiểu bang Arkansas thì đây là “bằng chứng thêm nữa tố cáo hành động bán nước của giới cầm quyền. Và những bản án nặng nề đó cho thấy họ ra sức “răn đe và dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong nước”:

Nhà cầm quyền rất sợ. Họ áp đặt những bản án nặng nề với mục đích nhằm răn đe và dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong quốc nội. Nhưng đó chỉ là một đòn thất bại vì họ đã lộ ra bản chất bán nước, hèn nhát...

Blogger Trai Sông Tiền

"Họ lo sợ trước những người tiên phong nói sự thật. Blogger Điếu Cày là một trong những người đầu tiên lên tiếng về hành động TQ xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải VN. Anh Điếu Cày cũng như chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đã có những trang blog đưa thông tin sự thật không thể chối cãi được.

Nên nhà cầm quyền rất sợ. Họ áp đặt những bản án nặng nề với mục đích nhằm răn đe và dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong quốc nội.

Nhưng đó chỉ là một đòn thất bại vì họ đã lộ ra bản chất bán nước, hèn nhát và lộ ra bản chất của con người VN nhưng không biết minh định và lớn tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải

Lực lượng an ninh trước Tòa án Nhân dân TPHCM sáng 24/9/2012, nơi đang diễn ra phiên xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon. AFP
Lực lượng an ninh trước Tòa án Nhân dân TPHCM sáng 24/9/2012, nơi đang diễn ra phiên xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon. AFP
AFP
như các anh chị bloggers bị họ xử tù vừa rồi."

Blogger Trần Đông Đức nhận xét rằng, những án tù đó thể hiện “sự bối rối của giới cầm quyền”, vì, “nếu họ không bối rối thì họ đã không áp đặt những bản án mà cả quốc tế, tất cả mọi người, ngay cả những người bình thường nhất cũng rất phẫn nộ”. Trần Đông Đức phân tích:

"Kiểu trị dân này là một hình thức trấn áp xã hội. Nếu người dân chấp nhận thì giống như họ chấp nhận sự thô bạo, mang tính chất giang hồ, băng đảng, Mafia.

Có một trạng thái tâm lý rất thô bạo trị dân theo kiểu Trung Quốc là cường quyền muốn làm cái gì đó thô bạo. Nhưng nếu xã hội không phản ứng thì coi như tất cả mọi người đều lâm vào trạng thái mang tính đầu hàng về mặt tinh thần.

Trong một triều đại hay chính quyền đang trong giai đoạn sụp đổ thì thường họ có cách ứng xử như vậy. Tôi rất tin tưởng rằng chế độ này sẽ không tồn tại dài hơn là số ngày mà 3 bloggers ấy thọ án đâu."

Nhà báo Huỳnh Lương Thiện khẳng định rằng “những bản án ấy bất lợi cho các bloggers này thì ít mà bất lợi cho nhà cầm quyền CSVN thì nhiều”, mà việc đầu tiên là “VN mất ngay cảm tình cũng như uy tín – nếu có – trên chính trường thế giới”.

"Tôi tin rằng các tổ chức Ân xá Quốc tế, Human Rights Watch, Phóng viên Không Biên giới hoặc những tổ chức nào quan tâm đến nhân quyền VN, đặc biệt là tự do ngôn luận, hay những tổ chức đặc biệt theo dõi những sinh hoạt, hoạt động của nhà báo tại VN… thì chắc chắn những tổ chức ấy sẽ lên tiếng và kết án nặng nề các bản án vô lý này của nhà cầm quyền CSVN."

Và theo tổ chức Human Rights Watch, thì Hà Nội cần hiểu rõ thông điệp rằng bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến, đưa các bloggers như Điếu Cày, AnhbaSaigon, Tạ Phong Tần vào vòng lao lý “không giúp ích gì cho việc giải quyết các vấn nạn của quốc gia”.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.