Giải thưởng “Viết về Nước Mỹ” năm thứ 10
2010.08.18
Bộ sưu tập những giá trị triết lý
Đánh dấu 10 năm sự kiện văn hóa mang tên “Viết về Nước Mỹ" có tiếng vang trong và ngoài nước Việt Nam, dân biểu Loretta Sanchez tuyên đọc trước Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ văn bản vinh danh nhấn mạnh: “Những bài viết về nước Mỹ của nhật báo Việt Báo không chỉ là bộ sưu tập những giá trị triết lý chung được chia xẻ, mà còn là những phương cách gìn giữ những giá trị lịch sử”.
Có
thể cũng mang cùng quan niệm như vị dân cử tiểu bang California, một số tờ báo
và nhà xuất bản trong nước đã trích đăng nhiều bài trong số những bài dự thi được
Việt Báo đăng thường xuyên trên trang web. Một số tuyển tập những bài viết này
còn được gom thành sách để xuất bản, với lời chú thích là trích từ Việt Báo.
Giải thưởng trở thành một sinh hoạt văn hóa từ 10 năm nay, còn được khá nhiều cơ quan truỳên thông Việt ngữ tại California ủng hộ. Danh sách tri ân những tổ chức và cá nhân ủng hộ có tên những cơ quan có ảnh hưởng ở California, gồm bảy đài truyền thanh và truyền hình địa phương.
Bản thân tôi thì cho cho rằng đây là tuyển tập, tại vì mỗi năm có mấy trăm người viết và mỗi một ngày trong một năm 365 ngày là chọn ra một truyện để đăng trên tờ Việt Báo.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Lễ phát giải thưởng năm thứ muời cho các bài “Viêt về Nước Mỹ” được tổ chức tại một nhà hàng ở Quận Cam hôm chủ nhật. Truớc khoảng hơn 300 quan khách và người ủng hộ tham dự, ban tuyển chọn đã trao các giải thưởng đăc biệt và danh dự cho 9 người dự thi.
Được hỏi về mục đích của giải thưởng này mà ban tổ chức theo đuổi, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ bút tờ Việt Báo, trưởng ban tuyển chọn của giải thưởng, nói:
“Mục đích chỉ để ghi lại rằng trong thế kỷ 20-21 này đất nước chúng ta đã có những thay đổi và khiến cho một cộng đồng rất lớn người Việt Nam đã có thể bị bung ra ngoài, và mỗi người có thể có những ý nghĩ cay đắng ngọt bùi về Nước Mỹ và ghi lại những cái đó. Tôi nhớ lúc sinh thời nhà văn Nguyên Sa cũng có nói rằng đây là cuốn sử ngàn người viết. Bản thân tôi thì cho cho rằng đây là tuyển tập, tại vì mỗi năm có mấy trăm người viết và mỗi một ngày trong một năm 365 ngày là chọn ra một truyện để đăng trên tờ Việt Báo và đăng trên online.
Nhiều nơi người ta theo dõi những bài viết đó và kể cả ở trong nước đã có nhiều nơi họ in lại, đương nhiên họ lọc một số bài có thể "nhạy cảm" nhưng họ in lại và tái bản nhiều lắm ở trong nước. Tại vì người ta muốn biết xem rằng người Việt Nam vào thời điểm đó nghĩ gì, sống ra làm sao, tranh đấu như thế nào, họ đau khổ họ vui mừng ra làm sao, thì những cái đó nếu mà mình chọn làm mục tiêu thì để ghi lại cái chính niệm đó thôi. Và tôi thì tôi nghĩ rằng chủ đích không phải là đi tìm nhà văn giỏi mà đi tìm những sự thật của đời sống qua những thăng trầm đó, và trong đó tôi thấy có rất nhiều chất liệu sống nếu chúng ta muốn làm những cuốn phim, những tài liệu, hay là muốn tìm hiểu tâm tư của người Việt Nam.
Nó không chỉ có vấn đề thuyền nhân di tản, nó không chỉ có vấn đề hội nhập, mà nó còn cả vấn đề dạy dỗ con cái ra làm sao, lo cho gia đình ở Việt Nam như thế nào, những ưu tư của họ. Trong hoàn cảnh rất là đặc biệt, rất là khó khăn đó thì những cái đó (bài viết về Nước Mỹ) là kho kinh nghiệm sống thật, phong phú vô cùng. Và tôi đọc thì tôi rất cảm động.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nêu lên đặc điểm của những tác giả dự thi giải thưởng này:
“Thành phần viết đa số làm ta rất ngạc nhiên khi họ là những người thuộc phái nữ, và tôi có thể nói thêm điều này cũng lạ lắm là đa số đều là những người đã thành công, rất thành công ở trên Nước Mỹ, nhưng mà họ viết những điều đó không phải để than vãn về chuyện họ bị khó khăn khi hội nhập ra làm sao. Không! Họ viết với cái nhìn rất mới, cái nhìn khá đẹp về Nước Mỹ và khá đẹp về Cộng Đồng Việt Nam, thì cái đó tôi nghĩ là cái phần thưởng của Ban Tổ Chức. Và sự kiện tiếp tục vẫn còn có những tác giả viết mà nhiều tác giả rất trẻ khi sang bên này tiếng Việt hãy còn ấp úng vậy mà họ học, họ viết bằng Tiếng Việt song song đó họ viết luôn cả bài đó bằng Tiếng Anh rất chuẩn.
Sau khi thành công thì không phải chúng ta chỉ có hưởng thụ mà chúng ta đã nghĩ và đã trả lại những gì chúng ta đã hưởng được từ Nước Mỹ.
Lê Tường Vy
Và thế hệ kế tiếp đó vẫn có thành ra tôi nghĩ rằng 10 năm là một cái mốc đáng mừng trong một sinh hoạt hoàn toàn tư nhân và do những cuộc vận động một số mạnh thường quân để yểm trợ vì giải chung kết là 10 ngàn đô la và mười mấy giải khác tổng cộng lại là 30 ngàn đô la một năm, mà duy trì được trong 10 năm vừa rồi thì cũng có nhiều người đóng góp. Họ ủng hộ việc đó tại vì họ thấy việc đó rất hay. Và cuốn sách đó, 10 năm nay mỗi năm có ra một cuốn cỡ chừng 700 trang và thuộc vào loại mà tôi có thể nói thẳng là best-seller, bán rất chạy ở tại ngoài này.”
16.000 người tham dự trong 10 năm
Tiếp lời ông Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ nhiệm Việt Báo, nhà văn Trần Dạ Từ phát biểu với Đài Á Châu Tự Do:
“Sự thành công đó có thể được biểu tượng bằng vài con số. Con số người tham dự trong 10 năm qua là 16.000 người. Số bài được phổ biến mà bạn đọc khắp nơi có thể đọc được hàng ngày ở trên Việt Báo Online, trang Viêt Về Nước Mỹ, vào phần chuyên mục Viết Về Nước Mỹ, hiện bây giờ là trên 3.000 bài. Có 236 giải thưởng đã được phát ra, trong đó có 10 giải thưởng - mỗi giải trị giá 10 ngàn đô la. Người nhận được những giải thưởng này gồm có, vừa rồi vị chủ khảo là anh Nguyễn Xuân Nghĩa có nhắc đến nhiều người rất thành công.
Tôi xin đan cử một vài trường hợp: một trong những người thành công là anh Dr.Vũ, anh ấy là một khoa học gia của NASA được rất nhiều giải thưởng. Công việc của anh ấy là đang nghiên cứu về khí động học mà làm cho thế hệ tiếp theo của phi thuyền con thoi. Một người được giải thưởng thứ hai là anh Nguyễn Duy An, anh là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President của National Geographic, một tổ chức văn hóa và xã hội lớn nhất thế giới. Và còn nhiều người thành công nữa, đặc biệt là người năm nay được giải thưởng là vị linh mục Dòng Ngôi Lời thuộc Tỉnh Dòng Chicago - Linh mục Nguyễn Trung Tây và bài được giải thưởng là bài viết về ghetto da đen ở Chicago khi mà ông dạy học ở đấy.”
Tác giả Lê Tường Vy, người được giải chung kết năm 2005, năm nay là một trong chín giám khảo, xác nhận những đặc điểm của các tác giả đoạt giải năm nay:
“Năm nay đa số các tác giả viết về những tâm trạng và đời sống của họ. Năm nay họ nghĩ tới những gì họ đã cho Nước Mỹ trở lại. Tôi ghi nhận năm nay các tác giả đã thành công và trong sự thành công đó thì họ cảm tạ (Nước Mỹ) và họ cho lại bằng những công việc làm kín đáo, họ cho một phần của họ trả lại cho Nước Mỹ đó. Điều đó nói lên cái tinh thần biết ơn rất quý của cộng đồng người Việt chúng ta. Sau khi thành công thì không phải chúng ta chỉ có hưởng thụ mà chúng ta đã nghĩ và đã trả lại những gì chúng ta đã hưởng được từ Nước Mỹ.”
Hỏi về cảm tưởng của một người không dự thi nhưng đến dự lễ phát giải thưởng, người Mỹ Tom Boldt nói rằng sự kiện này rất thú vị đối với anh, vì người bản xứ nhiều khi không thấy được họ đã được hưởng những gì, cho đến khi nghe người khác kể về hành trình gian nan của họ không những chỉ để đến Mỹ mà còn sinh tồn và thành công trên đất Mỹ nữa, thì khi đó những người bản xứ sinh trưởng ở nơi đây mới biết là mình đã được hưởng những gì.
Việt Long tường trình từ Quận Cam, California.
Theo dòng thời sự:
- Người Mỹ gốc Việt được chọn làm thành viên Hội AAAS Hoa Kỳ
- Người Mỹ gốc Việt đắc cử Nghị viên thành phố Houston
- Cộng đồng Houston chia vui với Nghị viên đắc cử gốc Việt
- Người Việt Houston hiệp thông cầu nguyện cho Đồng Chiêm
- Slideshow: Triển lãm của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Houston
- Người Việt Houston tổ chức “Đêm Không Ngủ” tưởng niệm 30/4
- Vòng tứ kết sẽ nẩy lửa giữa mùa đông Nam Phi
- Biểu tình phản đối Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston