Con đường gốm sứ ven sông Hồng

Con đường gốm sứ ven sông Hồng, kéo dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp, dài khoảng 6 km, là một trong những công trình chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

0:00 / 0:00

Mấy lúc gần đây, người dân Hà Nội sống trong tâm trạng háo hức chào mừng 1000 năm Thăng Long. Nhà nước chi ra những khoản tiền rất lớn để tu sửa hay tôn tạo mặt tiền phố cổ cũng như các hoạt động nhằm nâng cao giá trị của Hà Nội trong biến cố này.

Trong tinh thần chào mừng đó, bà Nguyễn Thu Thủy, một nhà báo kiêm họa sĩ đã nảy sinh ý tưởng thực hiện một công trình có thể nói là đồ sộ, đó là lắp ráp một chuỗi tranh gốm sứ nằm trên con đường chạy dọc theo sông Hồng. Công trình này có tên gọi là Con Đường Gốm Sứ.

Một diện mạo mới

Con Đường Gốm Sứ lúc ban đầu gặp rất nhiều chống đối từ nhiều giới, thế nhưng khi diện mạo của nó sắp hoàn thành thì người dân Hà Nội có thể thấy rằng từ đây, trên mảnh đất ngàn năm văn vật này, Hà Nội vừa khoát lên một chiếc áo mới làm tăng sức hút đối với người dân thủ đô cũng như với hàng du khách ngoại quốc đến đây trong những ngày nắng ấm.

Bắt đầu thì rất lá khó khăn bởi đây là công trình công cộng đầu tiên do cá nhân tôi đề xướng. Tuy nhiên nhờ kinh nghiệm tổ chức triễn làm ngoài trời và do đó tôi trình bày dễ dàng hơn.

Nguyễn Thu Thủy

Với chiều dài gần 6 cây số, con đường gốm sứ thật sự là một công trình đáng tự hào. Chưa nói đến mức độ dài hơi của nó, khách bộ hành có thể thưởng thức các tác phẩm đủ mọi thể loại nằm trên bức tường với khá nhiều phong cách. Cách thể hiện từng tiểu đoạn khác nhau có tác dụng giảm thiểu sự lập đi lập lại của chất liệu và mở ra tầm nhìn của người đi đường rộng hơn.

Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thu Thủy, người đứng ra khởi xướng và thực hiện tác phẩm này mời quý vị theo dõi....

Mặc Lâm: Trước tiên nhà báo Thu Thủy cho biết nguyên nhân thúc đẩy bà đến với Con Đường Gốm Sứ như sau:

Nguyễn Thu Thủy: Ý tưởng Con Đường Gốm Sứ này hình thành trong tôi đã cách đây 5 năm. Tôi là phóng viên báo Hà Nội Mới chuyên viết về mảng Văn hóa nghệ thuật. Cuối năm 2003 tôi rất ấn tượng với cuộc khai quật khảo cổ học ở trung tâm hoàng thành Thăng Long. Khi đó những di vật gốm của cha ông thật sự gây xúc động mạnh cho tôi.

Một đoạn của Con đường gốm sứ ven sông Hồng. RFA PHOTO/Mặc Lâm.
Một đoạn của Con đường gốm sứ ven sông Hồng. RFA PHOTO/Mặc Lâm.

Đến năm 2006 khi tham gia một khóa học bá chí tại Berlin thì tôi có đi tham quan các viện bảo tàng cũng như công trình kiến trúc ở Barcelona, Hy Lạp, Bỉ, Pháp thì những công trình gốm của kiến trúc sư Antonovalli ở Barcelona cũng như nhiều tác phẩm khác đã đánh động với tôi và tôi nghĩ, với truyền thống lâu đời của cha ông, chúng ta có lịch sử làm gốm rất lâu đời và tay nghề cua cha ông ta rất là vững vàng. Tất cả những cổ vật được phát hiện có màu men sống động đã làm tôi nảy ra ý tuởng mời các họa sĩ Việt Nam và quốc tế sử dụng chất liệu Việt Nam để sáng tác công trình này.

Mặc Lâm: Nếu tối không lầm khi bắt đầu đưa ý tưởng này ra trước công luận thì bà bị rất nhiều người chống đối...Làm thế nào mà bà vẫn tiến hành dự án này?

Nguyễn Thu Thủy: Bắt đầu thì rất lá khó khăn bởi đây là công trình công cộng đầu tiên do cá nhân tôi đề xướng. Tuy nhiên nhờ kinh nghiệm tổ chức triễn làm ngoài trời và do đó tôi trình bày dễ dàng hơn. Tôi sử dụng một bức tranh vẽ ngoài trời để thuyết phục ấp lãnh đạo Hà Nội thấy được cái khả năng của mình.

Mặc Lâm: Theo chúng tôi nhận thấy thì Con Đường Gốm Sứ có rất nhiều đoạn, mỗi đoạn có chủ đề cũng như phong cách diễn tả khác nhau. Xin bà cho biết mỗi đoạn như vậy ý tưởng được đưa ra bởi nhà tài trợ hay do một ủy ban tuyển chọn chủ đề cũng như phong cách thể hiện?

Nguyễn Thu Thủy: Tôi cũng là người đề xướng và gần như là tổng chỉ huy dự án này. Chúng tôi có một hội đồng nghệ thuật do UBTP thành lập. Hội đồng nghệ thuật này tập trung những nghệ sĩ như HS Trần Khánh Chương, chủ tịch hội Mỹ Thuật Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Bảo là chủ tịch hội Mỹ Thuật Hà Nội, hay Họa sĩ Lê Huy Tiết từng là chủ tịch hội đồng Mỹ thuật Việt Nam ...công trình liên quan đến giao thông công cộng cho nên sở Giao Thông cũng tham dự vào duyệt xét. Cả Con đường Gốm sứ dài gần 6 ngàn mét được chia ra làm 21 trường đoạn. Thí dụ như đoạn A1 là họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trường đoạn thứ hai là các họa tiết hoa văn trên nền thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc anh em. A3 là những thành phố và các di sản tiêu biểu của Việt Nam từ Bắc vào Nam. Đoạn A4 là tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.....

Hình ảnh Ông Đồ ngày xưa được ghép lại bằng những mảnh sứ nhỏ. RFA PHOTO/Mặc Lâm.
Hình ảnh Ông Đồ ngày xưa được ghép lại bằng những mảnh sứ nhỏ. RFA PHOTO/Mặc Lâm.

Mỗi ngày một điều thú vị

Mặc Lâm: Chúng tôi gặp khó khăn khi cố gắng nhìn các họa tiết trên bức tường Con Đường Gốm Sứ vì đứng bên này đường Trần Quang Khải nên tầm nhìn bị hạn chế và hơn nữa xe cộ lưu thông che mất các bức tranh... theo bà thì những yếu điểm này cần khắc phục như thế nào?

Nguyễn Thu Thủy: Tôi nghĩ đấy không phải là khó khăn mà là một thú vị cho Con Đường Gốm Sứ. Ví dụ như là khi đến Philadelphia thì chúng ta phải đi rất nhiều ngõ ngách mới có thể ngắm một bức tranh. Tuy nhiên Con Đường Gốm Sứ này thì các bạn có thể nhìn tranh trong một quá trình chuyển động. Tôi nghĩ điểm đặc biệt của Con Đường Gốm Sứ là hầu như chưa có một tác phẩm nào có trước đây đó là nếu bạn xem một bức tranh thì phải đến tận nơi ngắm nghía rất kỹ.

Con Đường Gốm Sứ là một công trình công cộng không đòi hỏi người xem phải đứng ngắm kỹ từng chi tiết. Bạn có thể đi thoáng và lướt qua và mỗi ngày bạn sẽ nhận ra một điều gì đấy thú vị.

Nguyễn Thu Thủy

Tuy nhiên đối với bức tranh ngòai trời như thế này thì bạn có thể đi trên xe hay có thể sau này có tuyền du lịch đi chậm chậm trên xe các bạn có thể ngằm trong quá trình chuyển động. Bên cạnh đó Con Đường Gốm Sứ là một công trình công cộng không đòi hỏi người xem phải đứng ngắm kỹ từng chi tiết. Bạn có thể đi thoáng và lướt qua và mỗi ngày bạn sẽ nhận ra một điều gì đấy thú vị trên Con Đường Gốm Sứ này

Mặc Lâm: Xin bà cho biết là Con Đường Gốm Sứ có bàn tay tham gia của các làng nghề gốm như Bát Tràng, Chu Đậu hay không?

Nguyễn Thu Thủy: Trên Con Đường Gốm Sứ này chủ yếu là chất liệu gốm sứ của Bát Tràng, được nung trên 1.200 độ C. Bên cạnh đó chúng tôi cũng có những dấu ấn của các làng gốm Việt Nam từ Bắc vào Nam. Ở miền Bắc thì có Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Đông Triều. mìên Nam thì có gốm Bình Dương, Vĩnh Long những làng gốm tiêu biều của Việt Nam này đều tham gia trong Con Đường Gốm Sứ.

Mặc Lâm: Chúng tôi nhận thấy Con Đường Gốm Sứ gần như sắp hoàn thành. Trong giai đoạn cuối này bà có nghe được những phản hồi nào về tác phẩm từ dân chúng hay không?

Nguyễn Thu Thủy: Chúng tôi rất là vui mừng vì nhận được rất nhiều khen ngợi từ công chúng và tạo nên một hình ảnh mới so với cung đường trước đây vốn gần như bị lãng quên và bị nhiều người phóng uế bừa bãi. Những mảng bê tông xám xịt đầy hình vẽ graffity...giờ đây cung đường này đã khoát lên một tấm áo mới bằng gốm đầy màu sắc.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn bà Nguyễn Thu Thủy đã dành thời gian cho chúng tôi trong ngày hôm nay.

Theo dòng thời sự: